Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ học tập môn Vật lí của học sinh phổ thông tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 722.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập và mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ học tập môn Vật lí của học sinh các khối lớp thuộc trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ học tập môn Vật lí của học sinh phổ thông tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 41-45 ISSN: 2354-0753 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍCỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phạm Ngọc Thiện Email: npnthien@agu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 09/3/2020 Physics is a discipline of natural sciences, making important contributions to Accepted: 31/3/2020 the progress of science and technology. Maintaining and developing the Published: 05/5/2020 students’ learning motivation in Physics at secondary school are important factors for learning quality, efficiency, and attitudes of learners. To study the Keywords factors affecting students’ learning motivation and their influences on learning learning motivation, learning attitudes, we carried out a study on students at a secondary school and two attitude, Physics, secondary high schools in Long Xuyen city, An Giang province. The research results school, student. show factors including family, friends, competences, hobbies, awareness and the importance of Physics all affect learning motivation of secondary students. Besides, there is a statistically significant relationship between the learning motivation and the attitude in studying Physics in the sample.1. Mở đầu Vật lí là môn khoa học liên quan mật thiết tới cuộc sống, góp phần giúp người học hiểu được bản chất của cáchiện tượng xảy ra trong đời sống hằng ngày. Có nhiều học sinh (HS) yêu thích môn Vật lí vì lí do tích cực như mongmuốn khám phá thế giới xung quanh thông qua môn học hoặc cho rằng Vật lí cần thiết cho nghề nghiệp tương lai;khi đó, các em tích cực và chủ động trong học tập, tự học, tìm tòi nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó, vẫn có một sốlớn HS phổ thông cho rằng Vật lí là môn học khó hiểu và khó học tốt ở bậc học phổ thông. Các em không có hứngthú và động lực học tập môn Vật lí, thái độ học tập không tích cực. Craker (2006) đã nghiên cứu và đi đến kết luận rằng, thái độ học tập môn Vật lí bị ảnh hưởng bởi động cơ họctập. Do đó, cần thiết có một nghiên cứu khoa học phân tích và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tậpmôn Vật lí của HS cũng như sự tương quan giữa động cơ học tập và thái độ học tập của các em. Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập và mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ họctập môn Vật lí của HS các khối lớp thuộc trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số khái niệm cơ bản - Động cơ học tập: Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người họcnhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra. Nguyễn Bá Châu (2018)kết luận rằng, động lực thúc đẩy người học học tập trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, tiến tới làm chủ tri thứcmà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi. Có thể phân loại động cơ theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Huit (2011) cho rằng, trong quá trình học tập, HScó thể chịu tác động của động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên trong như sở thích, hứng thú của bảnthân; nhận thức của bản thân đối với quá trình học tập, với lợi ích của học tập. Động cơ học tập bên ngoài có thể làsự tác động của gia đình hoặc người thân; sự cạnh tranh, kích thích giữa các HS trong lớp học hoặc là sự tác độngcủa lợi ích đạt được. Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của HS. Động cơ học tập tạo ra hứng thú, hứng thú lại là cơ sở của tự giác (Trần Ngọc Dũng và Nguyễn Đình Thước,2018). Động cơ học tập là yếu tố quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả và thái độ học tập của HS các cấp phổthông. Động cơ học tập của HS không phải là một yếu tố bất biến, tức là sau khi được hình thành nó có thể tiếp tụcvận động và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Động cơ học tập của HS được coi là phát triển khi cácnhân tố tạo nên động cơ được gia tăng mức độ và có khả năng đạt được mục đích học tập đã đề ra, ví dụ như năng 41 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 41-45 ...

Tài liệu được xem nhiều: