Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh146Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 146-154ĐỘNG CƠ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ THỨ HAI - TIẾNG TRUNGQUỐC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH,TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINHLưu Hớn Vũ*Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt NamNhận bài ngày 22 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 3 năm 2017Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát động cơ học tập ngoại ngữthứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ ChíMinh. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi độngcơ học tập, động cơ học tập của sinh viên trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế đến là động cơhọc tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. Trong mối quan hệ giữa thành tích và động cơhọc tập, động cơ xuất phát từ niềm đam mê ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng đến thànhtích học tập của sinh viên.Từ khóa: động cơ học tập, ngoại ngữ thứ hai, tiếng Trung Quốc1. Đặt vấn đềĐộng cơ là động lực thúc đẩy con ngườiđưa ra lựa chọn, tiến hành, nỗ lực và kiên trìhành động (Zhao Yang (赵杨), 2015). Corder(1967) đã từng cho rằng: “Chỉ cần có động cơ,ai cũng có thể học tốt một ngoại ngữ”. Theokết quả nghiên cứu của Jakobovits (1970),trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tậpngoại ngữ thì nhân tố động cơ chiếm 33%,nhân tố năng lực chiếm 33%, nhân tố trí lựcchiếm 20%, các nhân tố khác chiếm 14%. Quađó có thể thấy rằng, động cơ là nhân tố quantrong trong thụ đắc ngoại ngữ.Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Gardner& Lambert (1972) đã có những nghiên cứuđầu tiên về động cơ học tập ngôn ngữ thứ hai.Họ chia động cơ làm hai loại là động cơ họctập để hoà nhập vào cộng đồng (intergrative* ĐT.: 84-1295159698, Email: luuhonvu@gmail.commotivation) và động cơ học tập mang tínhphương tiện (instrumental motivation). Đếnthập niên 90 của thế kỷ trước, xuất hiện mộtsố mô hình lý thuyết về động cơ học tập mới,như lý thuyết ba phạm vi động cơ học tập củaDörnyei (1994), lý thuyết phát triển động cơcủa Williams & Burden (1997).Trong thời gian gần đây, động cơ học tậpđã trở thành vấn đề được các nhà ngôn ngữ họcquốc tế quan tâm, nghiên cứu và đã có đượcnhiều thành quả đáng kể. Song, ở Việt Namhiện nay thành quả nghiên cứu về động cơ họctập ngoại ngữ, đặc biệt là động cơ học tập ngoạingữ thứ hai – tiếng Trung Quốc, vẫn còn rấthạn chế. Trong quá trình quản lý và giảng dạy,chúng tôi nhận thấy sinh viên có động cơ họctập khác nhau, hiệu quả học tập của họ cũngsẽ không giống nhau. Việc tìm hiểu tình hìnhđộng cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếngTrung Quốc của sinh viên, tìm kiếm biện phápL.H. Vũ / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 146-154kích thích động cơ học tập, khơi dậy tính chủđộng và tinh thần ham học hỏi của sinh viên,nâng cao tính năng động trong học tập, biến“muốn tôi học” thành “tôi muốn học”, sẽ hữuích cho việc nâng cao hiệu quả học tập của sinhviên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải tiếnhành nghiên cứu động cơ học tập của sinh viênhọc ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc.2. Cơ sở lý luậnNghiên cứu của chúng tôi dựa trên lýthuyết ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữdo Dörnyei đưa ra vào năm 1994. Theo thuyếtnày, ba phạm vi động cơ học tập ngoại ngữbao gồm phạm vi ngôn ngữ, phạm vi ngườihọc và phạm vi môi trường học tập. Trong đó,phạm vi ngôn ngữ được hiểu là những nhântố động cơ có liên quan đến bản thân ngônngữ, bao gồm những nhân tố động cơ có liênquan đến văn hoá, xã hội và cách sử dụngngôn ngữ đích; phạm vi người học được hiểulà tình cảm phức tạp và trạng thái tri nhận củangười học biểu hiện ra bên ngoài khi bắt đầuhọc ngoại ngữ, bao gồm nhu cầu về thành tựuvà sự tự tin; phạm vi môi trường được hiểu lànhững nhân tố động cơ có liên quan đến môitrường học tập ngoại ngữ, được tạo thành bởiba nhóm nhân tố sau: nhóm nhân tố đặc trưngkhoá học, nhóm nhân tố đặc trưng của ngườidạy và nhóm nhân tố đặc trưng của nhóm học.3. Khách thể, phương pháp nghiên cứu vàcông cụ phân tích số liệu3.1. Khách thể nghiên cứuTham gia điều tra là 89 sinh viên nămthứ hai và năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anhtại Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngânhàng TP. Hồ Chí Minh (BUH). Các sinh viênnày hiện đang học ngoại ngữ thứ hai (SFL) làtiếng Trung Quốc. Chúng tôi chọn sinh viên ở147hai cấp lớp này là vì trong chương trình đàotạo ngành ngôn ngữ Anh của BUH các họcphần SFL tiếng Trung Quốc chỉ được phânbổ vào năm thứ hai và năm thứ ba. Tất cả 89phiếu thu được đều là phiếu hợp lệ. Sinh viêntrả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu.3.2. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu mà chúng tôisử dụng là phương pháp điều tra bằng bảnghỏi. Đây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học nước ngoài Tạp chí khoa học Động cơ học tập Ngoại ngữ thứ hai Tiếng Trung QuốcTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 857 14 0
-
104 trang 658 9 0
-
67 trang 485 7 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 1 - Nguyễn Thiện Giáp
106 trang 475 0 0 -
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 1 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
96 trang 442 6 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 384 10 0 -
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 trang 379 3 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 trang 360 1 0 -
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 356 2 0
Tài liệu mới:
-
38 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
3 trang 2 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
4 trang 1 0 0 -
Về tục thờ mẫu của cư dân ven biển xứ Quảng
7 trang 1 0 0 -
34 trang 0 0 0
-
17 trang 0 0 0
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
7 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh, Hà Nội
34 trang 0 0 0