Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 686.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0030 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 128-136 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÍ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG Vũ Thị Mai Hường Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Quản lí dựa vào nhà trường ra đời trong trào lưu cải cách giáo dục theo hướng chuyển từ bình diện giáo dục trên lớp sang bình diện tổ chức nhà trường, tái cấu trúc hệ thống giáo dục và phong cách quản lí. Các yếu tố tác động tới quản lí dựa vào nhà trường phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực và loại hình chương trình quản lí dựa vào nhà trường được tiếp nhận thực hiện trong thực tiễn. Việc xác định và thiết kế thang đo các yếu tố tác động tới mô hình này rất phức tạp vì có liên quan đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu vào hoặc có thể đơn giản chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực nào đó. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khoá: Quản lí, quản lí dựa vào nhà trường, các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài. 1. Mở đầu Malenet Al định nghĩa: “Quản lí dựa vào nhà trường được xem như sự thay đổi cấu trúc quyền lực một cách chính thức, hay nói cách khác đó là sự phân cấp quản lí ở cấp độ trường học, từ đó, xác định các thành viên có quyền đưa ra những quyết sách nhằm duy trì, củng cố và phát triển nhà trường” [1; 28]. Từ khi xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XX đến nay quản lí dựa vào nhà trường đã trở thành xu thế rất phổ biến trong lĩnh vực quản lí giáo dục. Cuộc cải cách trong lĩnh vực quản lí giáo dục hướng đến trao cho nhà trường nhiều quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội hơn. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đã đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Quản lí dựa vào nhà trường đã được áp dụng ở các nước phát triển, đang phát triển; trên khắp các khu vực và châu lục; thúc đẩy các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống đang trong quá trình thay đổi phải đẩy nhanh hơn sự thay đổi của mình [1]. Các yếu tố tác động của quản lí dựa vào nhà trường phụ thuộc vào mức độ chuyển giao và phân bổ quyền lực, phụ thuộc vào loại hình hay cấp Ngày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hường. Địa chỉ e-mail:huongvtm@hnue.edu.vn 128 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường độ quản lí dựa vào nhà trường được thực hiện trong thực tiễn. Xác định và thiết kế thang đo các yếu tố tác động tới quản lí dựa vào nhà trường rất phức tạp vì điều này liên quan đến nhiều bên có liên đới cũng như hàng loạt những yếu tố đầu vào hoặc có thể đơn giản chỉ là một sự thay đổi trong việc phân bổ cụ thể nguồn lực nào đó. Bài viết tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường và tiến hành khảo sát thực trạng các yếu tố đó tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dựa vào nhà trường Một trong những tài liệu về quản lí dựa vào nhà trường do một số chuyên gia giáo dục đưa ra (ví dụ, Bauer et al. 1998) đề xuất rằng, các yếu tố tác động của các chương trình quản lí dựa vào nhà trường có thể gồm: a) “phạm vi”, b) “ra quyết định”, và c) “sự uỷ thác”. “Phạm vi” là cần làm sáng tỏ những mục đích do các thành viên của Hội đồng nhà trường đưa ra, hoặc những phương diện bị ảnh hưởng bởi các quyết định của nhà trường. “Ra quyết định” liên quan tới thực tiễn các nhà quản lí giáo dục thực hiện mô hình quản lí dựa vào nhà trường theo định hướng của Hội đồng trường. “Sự uỷ thác” liên quan đến sự tương tác giữa các thành viên cộng đồng hoặc Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh [2, 3]. Theo một số tác giả (Gertler et al. 2007 và Santibaurez 2006), đối với các chương trình quản lí dựa vào nhà trường thì có hàng loạt các yếu tố tác động trong quá trình thực hiện có thể làm thay đổi kết quả giáo dục của nhà trường. Khi việc cung cấp các yếu tố nguồn lực bên trong nhà trường thay đổi thì các kết quả giáo dục có thể thay đổi theo [4, 5]. Các tác giả nghiên cứu yếu tố tác động đến quản lí dựa vào nhà trường ở hai khía cạnh sau: Thứ nhất là do những bên có liên quan ở cấp độ địa phương như các thành viên cộng đồng, cha mẹ, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và học sinh có nhiều thông tin về nhà trường hơn chính quyền trung ương. Điều này có nghĩa là những người ở địa phương sẽ có sự lựa chọn tốt hơn, phù hợp hơn cho nhà trường. Khi cần đưa ra các quyết định liên quan đến nhà trường, họ sẽ đưa ra quyết định sát với nhà trường hơn so với chính quyền trung ương, hoặc các lãnh đạo có thẩm quyền về giáo dục ở địa phương. Theo nghĩa này, điều quan trọng để tạo nên sự thay đổi trong nhà trường c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: