Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smart banking của sinh viên trường Đại học HUTECH

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.09 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho đề tài một phần thành công không nhỏ trong việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng smart banking của sinh viên trường Đại học HUTECH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG SMART BANKING CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH Lê Bá Khải Hoàn, Võ Thị Phi Yến, Hoàng Thị Thúy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho đề tài một phần thành công không nhỏ trong việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Smart Banking. Song, qua đó các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam tận dụng các điểm mạnh và cơ hội khắc phục các rủi ro để phát triển dịch vụ Smart Banking ngày càng hoàn thiện hơn, đa dạng hơn và lớn mạnh hơn trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế hiện nay. Từ khóa: công nghệ, ngân hàng điện tử, smart banking, tài chính, ứng dụng. 1 GIỚI THIỆU Smart Banking là loại dịch vụ ngân hàng trên thiết bị điện thoại di động thông minh do ngân hàng cung cấp cho cho khách hàng cá nhân của mình. Dịch vụ này thường dùng trong các quá trình giao dịch về tài chính, thanh toán, tín dụng của ngân hàng thông qua thiết bị di động có kết nối Internet. Smart Banking được hiểu là công nghệ tài chính với các ứng dụng hiện đại nhất về công nghệ phục vụ trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, nằm trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp hóa lần thứ 4. Smart Banking đã và đang mang tới những sự sáng tạo và đổi mới làm thay đổi hệ thống ngân hàng - tài chính truyền thống khi dần chuyển sang hình thức giao dịch đơn giản hiện đại. Do thanh toán còn sử dụng tiền mặt theo phương thức truyền thống, sự phối hợp giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ này còn yếu, khách hàng còn e ngại về tính an toàn, bảo mật trong giao dịch, họ sợ phức tạp, sợ thiếu nhận thức về dịch vụ và lợi ích mang lại của SB. Đây cũng là tâm lý của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM nói riêng mỗi khi phải thực hiện các giao dịch liên quan đến học phí hay chi phí sinh hoạt tại ký túc xá trong khuôn viên trường. Nguyên nhân của tâm lý bất an này chủ yếu là do sinh viên chưa nắm rõ được cách thức giao dịch thông qua SB cũng như chưa tìm hiểu và nắm bắt được những lợi ích to lớn khác mà SB có thể đem lại cho chúng ta. Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là “Tại sao sinh viên Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM vẫn không sử dụng dịch vụ này, mặc dù đã biết về sự tiện lợi mà dịch vụ này mang lại?”. Để gia tăng số lượng sinh viên sử dụng và giá trị giao dịch SB thì nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SB của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.HCM”, từ đó đưa ra những cách khắc phục và gợi ý cho các nhà quản trị của các 2431 NHTM, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể tăng số lượng sinh viên sử dụng dịch vụ này cho các NHTM trên địa bàn Tp.HCM. 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của hình thức Khoa học - Công nghệ dẫn đến nhiều Ngân hàng Thương Mại ở Việt Nam đua nhau thực hiện và áp dụng vào mô hình kinh doanh sao cho phù hợp và hiện đại nhất có thể dành cho khách hàng của mình. Chính vì thế dịch vụ Smart Banking không thể nào vượt qua tầm mắt của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, song các khách hàng vẫn chưa thật sự quan tâm sâu sắc với hình thức này và hầu như quá lệ thuộc vào hình thức giao dịch truyền thống. Do vậy, hàng loạt các bài báo khoa học về Smart Banking cũng như các mô hình ngiên cứu khoa học được đưa ra để giải thích và nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Smart Banking của khách hàng hiện nay, qua đó các ngân hàng có thể áp dụng để điều chỉnh các chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu và tâm lý sử dụng của khách hàng. Có rất nhiều lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng Smart Banking của khách hàng như: Thuyết hành vi tiêu dùng, Thuyết hành động hợp lý (TRA) theo quan điểm của Martin Fishbein & Icek Ajzen (1975), Thuyết hành vi tự định (TPB) theo Icek Ajzen (1991), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) theo Davis (1985) và Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Một số nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các loại ngân hàng điện tử cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu có liên quan mà nhóm tham khảo như: Lê Thị Kim Tuyết (2011), Nguyễn Thị Quý (2014), Phạm Thanh Tùng ( 1 )… Từ nền tảng của các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết có sẵn về Smart Banking, ta tiến hành điều chỉnh sai xót của thang đo và rút ra thang đo chính thức cho mô hình cho thật sự phù hợp. Sau đó tạo lập và đưa ra bảng câu hỏi thí điểm để khảo sát trên diện rộng. Tiếp theo là quy trình thu thập dữ liệu. Kết quả điều tra thí điểm là cơ sở để nhóm kiểm định độ tin cậy bước đầu của đo lường và điều chỉnh các thang đo có độ tin cậy thấp. Kết quả nghiên cứu định tính là phiếu thu thập thông tin được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Sau đó, ta dùng phương pháp khác nhau để kiểm định và phân tích số liệu. Số liệu này được thực hiện thông qua bảng khảo sát được gửi trực tiếp tới 270 sinh viên. Phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu. Phương pháp này là để loại bỏ các biến không có ý nghĩa. Sau đó dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá hai tiêu chí quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Cuối cùng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy được sử dụng để đưa ra hàm hồi quy đa biến giải thích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc. Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố, cũng như kiểm đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: