Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.66 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương" xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến (Mobile Food Ordering Application - MFOA) của khách hàng tại Bình Dương. Thông qua khảo sát 174 khách hàng tại Bình Dương và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, kết quả chỉ ra 4 yếu tố tác động đến ý định sử dụng MFOA. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT THỨC ĂN TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Minh Đăng1, Lê Thị Mỹ Linh2 1. Email: dangnm@tdmu.edu.vn. 2. Email: 2023403010401@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến (Mobile Food Ordering Application - MFOA) của khách hàng tại Bình Dương. Thông qua khảo sát 174 khách hàng tại Bình Dương và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, kết quả chỉ ra 4 yếu tố tác động đến ý định sử dụng MFOA gồm: Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, sự hữu ích của ứng dụng và giá cả. Trong đó, yếu tố giá cả có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng MFOA. Từ khóa: Ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến, kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, sự hữu ích của ứng dụng, giá cả. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển nền kinh tế vượt bậc và hiện đại kéo theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngày càng nâng cao, nhịp sống của con người tăng lên và được nhìn nhận ở rất nhiều góc độ khác nhau. Một trong những nhu cầu về ăn uống sao cho vừa đủ dinh dưỡng vừa tốn ít thời gian mà không cần đi lại nhiều rất được chú trọng. Vì vậy, ngày nay đặt thức ăn nhanh không chỉ là thị hiếu mà còn là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với người tiêu dùng, đặc biệ là giới trẻ. Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông cũng đang ngày càng thâm nhập mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống, làm thay đổi nhận thức và phương pháp kinh doanh sản xuất của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế nói chung, ngành dịch vụ thực phẩm nói riêng. Nhận thấy được sự phát triển Internet mạnh mẽ này, các doanh nghiệp đã đưa ra loại hình dịch vụ giao thức ăn trực tuyến, cập nhật xu hướng mới nhất từ truyền thông. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ) cho thấy Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển giao nhận đồ ăn trực tuyến nhờ giới trẻ tiếp cận nhanh chóng các xu hướng hiện đại, phong cách sống đô thị, sự lan tỏa của công nghệ, smartphone và ví điện tử. Bên cạnh đó, tỷ trọng chiếm đa số của thế hệ Millennials (sinh năm 1980-1995) và Gen Z (sinh sau 1995) đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, ăn uống của người Việt, hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi, chú trọng tiện lợi và đáp ứng nhu cầu nhanh chóng. Việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình có sở trường nấu ăn mà không có điều kiện mở mặt bằng, tạo nên thị trường thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách không chỉ địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể nói, nhờ các nền tảng công nghệ mà thị trường giao đồ ăn trực tuyến đã và đang mở ra mô hình kinh doanh mới. Không tốn quá nhiều thời gian, công sức, đặc biệt không cần đầu tư nhiều vào công 92 đoạn vận hành nhờ tính chuyên môn hóa trên ứng dụng đặt hàng. Bình Dương là một trong những tỉnh tập trung nhiều công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn, vừa, và nhỏ. Mỗi năm tiếp nhận hàng trăm ngàn người lao động, sinh viên từ các tỉnh thành khác đến làm việc và học tập. Trong những năm gần đây, số lượng người dùng cài ứng dụng đặt đồ ăn nhanh ngày càng tăng đáng kể và sự xuất hiện sự canh tranh của một số thương hiệu giao thức ăn nhanh của Việt Nam như GrabFood, Gojek, Baemin, Shopee Food… Bên cạnh đó, tác động của việc bùng phát dịch Covid 19 từ tháng 04/2020 có tác động không nhỏ đến thị trường giao thức ăn nhanh. Việc phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona tạo điều kiện để người dân sử dụng internet mua sắm thực phẩm thông qua các ứng dụng di động tăng rõ nét từ 77% năm 2019 lên 88% (theo sách trắng thương mại điện tử 2021). Từ đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng và sự tiện lợi của các ứng dụng MFOA cũng như góp phần giúp thị trường này bùng nổ, một số ứng dụng nổi lên chiếm lĩnh thị trường và không ngừng lớn mạnh. Alalwan (2019) định nghĩa “Dịch vụ giao thực phẩm trên ứng dụng di động là ứng dụng di động mà người dùng điện thoại thông minh tải xuống và sử dụng. Bằng cách sử dụng các ứng dụng này, khách hàng có thể dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc truy cập và đặt món ăn từ một loạt các quán ăn, nhà hàng có vị trí thuận tiện cho người dùng với thông tin toàn diện như thực đơn, giá, khuyến mãi, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng dự kiến. Kèm theo thông tin này, khách hàng có thể thấy tiến trình đặt hàng thông qua tất cả các giai đoạn như thời gian giao hàng, người vận chuyển, lịch trình di chuyển”. Alalwan (2019) cũng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và ý định tiếp tục sử dụng lại. Mục đích của nghiên cứu là xác định và kiểm tra thực nghiệm các yếu tố chính dự đoán mức độ hài lòng của khách hàng điện tử với các MFOA và ý định sử dụng lại các ứng dụng đó của khách hàng ở Jordan. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình tích hợp dựa trên Lý thuyết chấp nhận và Mô hình mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2 nhằm đánh giá trực tuyến, xếp hạng trực tuyến và theo dõi trực tuyến. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu thuận tiện của khách hàng Jordan đã sử dụng MFOA. Các kết quả chính dựa trên mô hình hóa phương trình cấu trúc và hỗ trợ vai trò của đánh giá trực tuyến, xếp hạng trực tuyến, theo dõi trực tuyến, tuổi thọ hiệu suất, động lực hưởng thụ và giá trị về sự hài lòng điện tử và ý định tiếp tục sử dụng lại. Nghiên cứu này cung cấp một đóng góp về mặt lý thuyết và trình bày các ý nghĩa thực tiễn liên quan đến các học giả và các nhà thực hành làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến MFOA. Tại Việt Nam, Hoàng Thị Phương Thảo và Lâm Quí Long (2021) nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: