Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của các nông hộ người nghèo tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 200 mẫu ngẫu nghiên đã được lựa chọn tại 5 xã của huyện Phú Lương. Điều tra được tiến hành lặp lại 2 lần vào năm 2007 và 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 155 - 160 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN PHÖ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Khánh Doanh*, Nguyễn Thị Gấm, La Thị Thùy Lê, Mai Thùy Dung Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của các nông hộ người nghèo tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 200 mẫu ngẫu nghiên đã được lựa chọn tại 5 xã của huyện Phú Lương. Điều tra được tiến hành lặp lại 2 lần vào năm 2007 và 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình như trình độ lao động của chủ hộ, chi phí cho trồng trọt, chi phí cho chăn nuôi, diện tích sản xuất của hộ và số lao động của hộ đều có tác động đến thu nhập của hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy có sự ảnh hưởng của biến dân tộc tới thu nhập của hộ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên, một số các giải pháp hữu hiệu đã được đề xuất. Từ khóa: Phú Lương, thu nhập hộ, yếu tố ảnh hưởng Mở đầu* Các chính sách xóa đói, giảm nghèo ở huyện Phú Lương đã thực sự đi vào cuộc sống nhiều năm qua. Những kết quả đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và thu nhập của hộ của đình trong huyện là nhờ những thành tựu về kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện phát triển theo chiều hướng tích cực. Các chủ trương về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về cây con giống, vốn vay, vốn ưu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm và các chính sách khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 31% năm 2007 xuống còn 12,99% năm 2011 (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2011). Tuy nhiên, nhìn lại vấn đề nghèo đói trong giai đoạn qua, chúng ta không khỏi băn khoăn bởi còn một bộ phận dân cư chịu cảnh thiếu thốn về vật chất do thu nhập thấp. Tình trạng tái nghèo còn phổ biến do tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường. Những hộ đã thoát nghèo, nhưng có thu nhập ngay cận trên của chuẩn nghèo, rất dễ bị tái nghèo dưới tác động của những rủi ro này. Thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài ra, mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang có xu hướng tăng lên là nguyên nhân tạo ra những * Tel: 0977 242268 bất công trong xã hội. Mặc dù đã đạt được thành tựu lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu nâng cao mức thu nhập của hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công xoá đói và giảm nghèo ở huyện. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu xác định “các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Mục tiêu, thời gian và phương pháp thu thập số liệu Mục đích nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân huyện Phú Lương trong giai đoạn 2007 2011, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ, góp phần nâng cao mức sống của hộ nông dân trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Thời gian nghiên cứu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ điều tra vào năm 2007 và 2011. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài tiến hành điều tra lặp lại 200 hộ tại huyện Phú Lương (điều tra lần 1 năm 2007 và lần 2 năm 2012) ở 5 xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng điều tra bao gồm cả 155 Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ những hộ người dân tộc và hộ gia đình người Kinh. Xã Yên Đổ và xã Yên Lạc đại diện cho khu vực phía Bắc, có tỷ lệ hộ nghèo cao và chuyên sản xuất nông nghiệp. Xã Ôn Lương và xã Động Đạt đại diện khu vực miền Trung, có tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình khó khăn và phức tạp. Xã Vô Tranh đại diện khu vực miền Nam của huyện, có điều kiện sản xuất tốt hơn và là vùng chè chuyên canh. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ nghèo. Phương pháp phân tích Mô hình Cobb Douglas phi tuyến tính đã được sử dụng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau: Y = AX1b1 X2b2*X3b3*X4b4*X5b5*eα1D1 + U Trong đó: Y: Thu nhập bình quân hộ (nghìn đồng) A là hệ số của mô hình Các biến độc lập: X1: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp), X2: Chi phí cho trồng trọt (nghìn đồng), X3: Chi phí cho chăn nuôi (nghìn đồng), X4: Diện tích đất sản xuất của hộ (m2), X5: Lao động của hộ (người) và D: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác); Ui là sai số ngẫu nhiên cứu mô hình; 118(04): 155 - 160 bi là độ co giãn Xi đối với Y, điều này có nghĩa là khi Xi tăng lên 1% dẫn đến Y tăng lên Bi %, nếu các biến khác không thay đổi. Đối với biến giả, nếu hộ gia đình là người Kinh, thì thu nhập của sẽ tăng lên cao ...

Tài liệu được xem nhiều: