Danh mục

Các yếu tố nhận diện công ty Zombie: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.05 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các yếu tố nhận diện công ty Zombie: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam" xem xét thực trạng các công ty Zombie đang niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2008-2019 và xác định một số yếu tố giúp nhận diện và cảnh báo sớm nguy cơ các công ty trở thành Zombie. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố nhận diện công ty Zombie: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN CÔNG TY ZOMBIE: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Vũ Thị Thu Hương Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 517 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2008-2019 để nghiên cứu về các yếu tố giúp nhận diện công ty Zombie. Trong đó, Zombie là các công ty có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm, và có tỷ lệ bao phủ lãi suất nhỏ hơn 1 trong ba năm liên tiếp. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình Probit với số liệu mảng cho thấy: (i) một công ty là Zombie năm nay thì có nhiều nguy cơ là Zombie năm tiếp theo; (ii) lạm dụng đòn bẩy tài chính, tăng nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng khả năng trở thành Zombie; (iii) giảm vòng quay tổng tài sản là dấu hiệu tăng nguy cơ công ty trở thành Zombie; (iv) tăng trưởng dương trong tổng tài sản sẽ giảm khả năng trở thành Zombie; (v) ROA tăng trưởng dương cũng làm giảm khả năng trở thành Zombie; (vi) quy mô công ty nhỏ thì có nhiều khả năng công ty trở thành Zombie. Từ khóa: công ty niêm yết; công ty Zombie; mô hình Probit; Việt Nam 1.Giới thiệu Doanh nghiệp “xác sống” (hay công ty Zombie) là thuật ngữ nguyên thuỷ để chỉ những doanh nghiệp được xem là nguyên nhân đưa nước Nhật vào hai thập niên đình trệ kinh tế (Caballero và cộng sự, 2008). Đây là những doanh nghiệp yếu kém đáng lẽ phải bị đào thải bởi thị trường thì bằng cách này hay cách khác vẫn được hỗ trợ để tiếp tục tồn tại. Chúng không còn năng động hay sáng tạo, không thể thay đổi để thích ứng với môi trường mới và đặc biệt là không đóng góp gì vào sự phát triển của nền kinh tế, không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Từ năm 2000, nghiên cứu vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và EU, ... Xu hướng nghiên cứu vấn đề này lại được tiếp tục sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 khi mức lãi suất toàn cầu giảm xuống mức thấp kỷ lục, một loạt các cuộc khủng hoảng hệ lụy kéo theo như khủng hoảng nợ công ở châu Âu, suy thoái kinh tế trên diện rộng ở hàng loạt quốc gia, khủng hoảng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc hay Việt Nam…Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements – BIS, 2017), tổ chức có trụ sở tại Basel giám sát hoạt động của các ngân hàng trung ương trên thế giới tìm ra rằng từ giữa những năm 1980, việc lãi suất danh nghĩa giảm 10% gây ra 17% sự gia tăng (gấp 6 lần ) số lượng các công ty Zombie, mặc dù trên thực tế con số này có thể cao hơn rất nhiều. Trong các nghiên cứu cho đến nay, chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về doanh nghiệp “xác sống”, tuy nhiên các nhà khoa học và chính phủ của các quốc gia này cũng đã xây dựng những tiêu chí xác định doanh nghiệp “xác sống”. Theo đó, một doanh nghiệp không 180 thể trả nợ, làm ăn thua lỗ dài hạn (3 năm liên tiếp), hoặc doanh nghiệp có mức trả lãi các khoản vay thấp hơn ngưỡng xác định và có lợi nhuận năm sau thấp hơn so với năm trước được coi là doanh nghiệp xác sống (DNXS). Ở góc độ nào đó, các công ty Zombie này làm cho nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, cản trở sự tăng trưởng thậm chí có thể gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế, hậu quả mà nền kinh tế sẽ phải gánh chịu rất lớn khi các công ty Zombie không được giải quyết triệt để, gây ra nợ xấu mang tính dây chuyền, lãng phí việc sử dụng tài nguyên …. Fukuda and Nakamura (2011) và Nakamura and Fukuda (2013) cho rằng thật không công bằng khi những doanh nghiệp “xác sống” không thể hoàn trả cả gốc và lãi, không đóng thuế trong khi các công ty khỏe mạnh hơn đóng thuế, trả nợ đầy đủ và còn phải cạnh tranh về giá. Số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, và được coi là những 'xác sống', sẽ là cản trở đối với mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn của đất nước. Tại Việt Nam, đối với các công ty niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, đăng ký giao dịch trên Upcom, theo quy định của Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì việc doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp thuộc diện hủy niêm yết. Tại sàn HOSE, tính từ 2014- 8/2018, số doanh nghiệp bị hủy niêm yết là 74, số doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HNX là 18. Bên cạnh đó, tính đến 12/7/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đưa ra cảnh báo đối với 98 mã cổ phiếu trên sàn Upcom. Trong hoạt động của nền kinh tế có một thống kê đáng chú ý nữa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có thể là siêu nhỏ cũng đang hoạt động theo kiểu công ty Zombie. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2018, cả nước có 41.660 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2017; tính bình quân từ năm 2015- 2017 bình quân một năm Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc đang chờ giải thể. Việc đưa ra tiêu chí xác định công ty Zombie và cảnh báo sớm tình trạng Zombie sẽ rất hữu ích không những đối với các nhà quản trị công ty mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là xây dựng tiêu chí xác định công ty Zombie; xem xét thực trạng các công ty Zombie đang niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2008-2019 và xác định một số yếu tố giúp nhận diện và cảnh báo sớm nguy cơ các công ty trở thành Zombie. 2.Tổng quan nghiên cứu về công ty Zombie 2.1. Tiêu chí xác định công ty Zombie Khái niệm doanh nghiệp “xác sống” (công ty Zombie) trong lĩnh vực kinh tế là một khái niệm tương đối mới, thuật ngữ này xuất hiện vào cuối những năm 1980, theo dòng lịch sử đến nay có nhiều quan điểm, nhiều khái niệm về doanh nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: