![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 339.55 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam (thông qua tỷ lệ khe hở thanh khoản – FGAPP) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và tính toán từ các báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam đồng thời thu thập dữ liệu các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ trang web của Worldbank. Phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Squares) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Trần Thục Ni* ThS Nguyễn Phú Quốc** TÓM TẮT Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam (thông qua tỷ lệ khe hở thanh khoản – FGAPP) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và tính toán từ các báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam đồng thời thu thập dữ liệu các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ trang web của Worldbank. Phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Squares) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố có tác động đến rủi ro thanh khoản (RRTK) của các NHTMCP Việt Nam bao gồm: tỷ suất sinh lời (TSSL) trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Trong đó, TSSL trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA) và tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động thuận chiều đối với rủi ro thanh khoản, còn tốc độ tăng trưởng GDP lại có tác động nghịch chiều đối với rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đều phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu và các nghiên cứu trước. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giúp các NHTMCP Việt Nam quản trị rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả hơn. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, khe hở thanh khoản, ngân hàng thương mại, các yếu tố. 1. GIỚI THIỆU Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thì ba mục tiêu: an toàn, sinh lợi, thanh khoản là ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà quản trị ngân hàng đặt ra. Trong đó vấn đề thanh khoản là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro thanh khoản là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản sẽ nhanh chóng đi tới bờ vực phá sản và ảnh hưởng tới tính ổn định của toàn bộ hệ thống. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. ** 292 - Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển; trình độ quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn tương đối chưa hoàn thiện so với các nước phát triển, làm cho hệ thống ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường. Cùng với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, tác động đến việc huy động vốn của các ngân hàng trước đây, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, từ đó tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các vấn đề nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho các NHTM là vấn đề hết sức quan trọng. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, với mong muốn giải quyết những vấn đề cấp bách nêu trên, cũng như phát huy nền tảng của các nghiên cứu trước đây về chủ đề này. Để đạt được mục tiên nghiên cứu, phần tiếp theo là lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Kế đến là phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày sau đó. Cuối cùng là phần kết luận của nghiên cứu. 2. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Rủi ro thanh khoản của các NHTM Theo Basel (2008), rủi ro thanh khoản là một rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn, mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính. Một trong những tổn thất mà rủi ro thanh khoản gây ra là ngân hàng phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Như vậy, RRTK xảy ra đồng nghĩa với NHTM đang trong trạng thái thâm hụt thanh khoản. Hay nói cách khác, ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động, không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả và cho vay đối với khách hàng, cũng như nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế. RRTK xảy ra làm cho NHTM bị tổn thất về cơ hội đầu tư và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng, có thể tiếp cận bằng hai phương pháp, đó là phương pháp sử dụng khe hở thanh khoản và các tỷ số thanh khoản (Vodová, 2011). Trong đó, phương pháp khe hở thanh khoản có nhiều ưu điểm hơn khi dùng để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng (Chung Hua Shen và cộng sự, 2009). 2.2. Quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản Xét về mặt lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tài sản càng lớn thì sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản hơn. Các ngân hàng lớn có thể nhận hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà - 293 nước (NHNN) hay từ thị trường liên ngân hàng (Vodava, 2013b). Theo Short (1979) lập luận, quy mô ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến sự an toàn vốn của một ngân hàng, vì các ngân hàng tương đối lớn có xu hướng tăng vốn ít tốn kém chi phí và do đó đạt nhiều lợi nhuận hơn. Mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản được minh chứng thông qua nghiên cứu của (Cucinelli, 2013). Tác giả tìm thấy rằng rằng khả năng tạo thanh khoản nghịch chiều với quy mô ngân hàng (Cucinelli, 2013), nghĩa là quy mô ngân hàng có tác động thuận chuận đến rủi ro thanh khoản. Kết quả này dựa trên thực tế cho rằng các ngân hàng lớn thì có nhu cầu thanh khoản ít hơn trong dài hạn. Mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản được minh chứng thông qua các nghiên cứu: Trương Quang Thông (2013), Đặ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Trần Thục Ni* ThS Nguyễn Phú Quốc** TÓM TẮT Nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam (thông qua tỷ lệ khe hở thanh khoản – FGAPP) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và tính toán từ các báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam đồng thời thu thập dữ liệu các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ trang web của Worldbank. Phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least Squares) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật của mô hình FEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố có tác động đến rủi ro thanh khoản (RRTK) của các NHTMCP Việt Nam bao gồm: tỷ suất sinh lời (TSSL) trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Trong đó, TSSL trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA) và tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động thuận chiều đối với rủi ro thanh khoản, còn tốc độ tăng trưởng GDP lại có tác động nghịch chiều đối với rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đều phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu và các nghiên cứu trước. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm giúp các NHTMCP Việt Nam quản trị rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả hơn. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, khe hở thanh khoản, ngân hàng thương mại, các yếu tố. 1. GIỚI THIỆU Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thì ba mục tiêu: an toàn, sinh lợi, thanh khoản là ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà quản trị ngân hàng đặt ra. Trong đó vấn đề thanh khoản là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro thanh khoản là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản sẽ nhanh chóng đi tới bờ vực phá sản và ảnh hưởng tới tính ổn định của toàn bộ hệ thống. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. * Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. ** 292 - Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển; trình độ quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn tương đối chưa hoàn thiện so với các nước phát triển, làm cho hệ thống ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường. Cùng với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, tác động đến việc huy động vốn của các ngân hàng trước đây, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, từ đó tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các vấn đề nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho các NHTM là vấn đề hết sức quan trọng. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, với mong muốn giải quyết những vấn đề cấp bách nêu trên, cũng như phát huy nền tảng của các nghiên cứu trước đây về chủ đề này. Để đạt được mục tiên nghiên cứu, phần tiếp theo là lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Kế đến là phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày sau đó. Cuối cùng là phần kết luận của nghiên cứu. 2. LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Rủi ro thanh khoản của các NHTM Theo Basel (2008), rủi ro thanh khoản là một rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn, mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính. Một trong những tổn thất mà rủi ro thanh khoản gây ra là ngân hàng phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Như vậy, RRTK xảy ra đồng nghĩa với NHTM đang trong trạng thái thâm hụt thanh khoản. Hay nói cách khác, ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động, không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả và cho vay đối với khách hàng, cũng như nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế. RRTK xảy ra làm cho NHTM bị tổn thất về cơ hội đầu tư và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng, có thể tiếp cận bằng hai phương pháp, đó là phương pháp sử dụng khe hở thanh khoản và các tỷ số thanh khoản (Vodová, 2011). Trong đó, phương pháp khe hở thanh khoản có nhiều ưu điểm hơn khi dùng để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng (Chung Hua Shen và cộng sự, 2009). 2.2. Quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản Xét về mặt lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tài sản càng lớn thì sẽ ít gặp rủi ro thanh khoản hơn. Các ngân hàng lớn có thể nhận hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà - 293 nước (NHNN) hay từ thị trường liên ngân hàng (Vodava, 2013b). Theo Short (1979) lập luận, quy mô ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến sự an toàn vốn của một ngân hàng, vì các ngân hàng tương đối lớn có xu hướng tăng vốn ít tốn kém chi phí và do đó đạt nhiều lợi nhuận hơn. Mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản được minh chứng thông qua nghiên cứu của (Cucinelli, 2013). Tác giả tìm thấy rằng rằng khả năng tạo thanh khoản nghịch chiều với quy mô ngân hàng (Cucinelli, 2013), nghĩa là quy mô ngân hàng có tác động thuận chuận đến rủi ro thanh khoản. Kết quả này dựa trên thực tế cho rằng các ngân hàng lớn thì có nhu cầu thanh khoản ít hơn trong dài hạn. Mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản được minh chứng thông qua các nghiên cứu: Trương Quang Thông (2013), Đặ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rủi ro thanh khoản Khe hở thanh khoản Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Phương pháp ước lượng FGLSTài liệu liên quan:
-
7 trang 244 3 0
-
19 trang 190 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 188 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 179 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 177 0 0 -
110 trang 173 0 0
-
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 163 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 158 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 149 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 138 0 0