Các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 402.24 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nhà nước và các doanh nghiệp Việt hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng tính cạnh tranh cho hàng thực phẩm Việt Nam, giúp thị trường hàng thực phẩm nội địa ngày càng phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56 Trường Đại học An Giang CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỌN MUA HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM Ngô Thái Hưng1 ABSTRACT Food industry affects wellbeing and society. Food selection of customers challenges the survival of food business. Xenophilia (people’s attraction to that which is foreign) of several Vietnamese groups caused difficulties for market competition of Vietnamese companies. The objectives of this research were to identify factors and assess their impacts on food selection of Vietnamese customers. Patriotism, food safety concern, product information, price strategy, marketing, and consumers' preferences were found as determinant for food selection. We also suggested practical solutions for Vietnam’s government and companies in identification of customers’ demands and business policy and strategy development to improve competitiveness of Vietnamese products that promotes local food market. Keywords: buying decisions, Vietnamese food products, customers Title: Factors affect the Vietnamese food customers TÓM TẮT Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Thực tế, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại từ lâu đã hình thành và tồn tại trong một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, điều này gây ra khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố bao gồm yêu nước, an toàn thực phẩm, thông tin sản phẩm, chiến lược giá, chiêu thị, khẩu vị có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nhà nước và các doanh nghiệp Việt hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng tính cạnh tranh cho hàng thực phẩm Việt Nam, giúp thị trường hàng thực phẩm nội địa ngày càng phát triển. Từ khóa: quyết định mua hàng Việt, hàng thực phẩm Việt Nam, người tiêu dùng 1. GIỚI THIỆU Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một “bước ngoặt” lớn của nước ta, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại không ít thách thức cho nền kinh tế nước nhà .Nếu công tác chuẩn bị không tốt, không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị phá sản trước sức tấn công của hàng hóa ngoại nhập. Ngành hàng thực phẩm Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức ấy. Thị trường thực phẩm đang chứng kiến sự tăng nhanh của hàng ngoại cả ở phân khúc sản phẩm cao cấp lẫn bình dân. Sự lấn lướt của thực phẩm ngoại là nỗi lo không nhỏ cho doanh nghiệp nội. Điều lo lắng nhất đối với giới doanh nghiệp chính là lộ trình giảm thuế đã cam kết khi gia nhập WTO đang rõ dần với hàng loạt mặt hàng nhập được giảm thuế. Ngoài ra, rất nhiều thương hiệu ngoại được người tiêu dùng quen thuộc vì mạnh về quảng cáo, trong khi sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khá lặng lẽ khi ra thị trường. 1 ThS. Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Tp. Hồ Chí Minh Email: ngothai.hung@gmail.com 48 Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56 Trường Đại học An Giang Câu hỏi đặt ra là làm sao tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng thực phẩm Việt? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Mua Hàng Thực Phẩm Việt Của Người Tiêu Dùng Tại Địa Bàn TP. Hồ Chí Minh Và Bà Rịa – Vũng Tàu”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được nhu cầu thị trường, đề ra những biện pháp thiết thực để tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Theo Philip Kotler, việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân), nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy song song với các nhân tố đặc điểm của người mua thì thành phần marketing 4P bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng. Trong khi đó, nghiên cứu của Chamhuri và Batt (2010) cho thấy các nhân tố quan trọng thu hút người tiêu dùng Malaysia mua thực phẩm (cụ thể là sản phẩm thịt tươi) tại kênh siêu thị gồm: nhân tố sản phẩm, nhân tố giá cả, nhân tố địa điểm. Đối với nhân tố sản phẩm, bao gồm sản phẩm tươi, sản phẩm chất lượng, sự đa dạng sản phẩm; đối với nhân tố giá cả bao gồm giá rẻ, các nhân tố này càng được đáp ứng thì họ càng ưu tiên kênh siêu thị khi mua thực phẩm. Cùng với nghiên cứu của Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm tươi sống tại kênh siêu thị bao gồm nhân tố liên quan đến sản phẩm, hình thức bao bì, giá cả, địa điểm và hoạt động chiêu thị. Đối với thị trường TP.HCM và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi so với những năm trước đây, cũng như có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng đối với người tiêu dùng Hà Nội, hay ở các nước khác trên thế giới. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi không áp dụng nguyên mẫu bất kỳ mô hình nghiên cứu nào mà đã hiệu chỉnh các thành phần trong mô hình sao cho phù hợp nhất. Với mục đích xác định được mối liên hệ giữa các nhân tố với quyết định chọn kênh mua hàng thực phẩm Việt Nam, trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình nghiên cứu thể hiện qua sơ đồ số 1. 2.1 Các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu đã đề ra 5 giả thuyết với 31 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng a. Yếu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56 Trường Đại học An Giang CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỌN MUA HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM Ngô Thái Hưng1 ABSTRACT Food industry affects wellbeing and society. Food selection of customers challenges the survival of food business. Xenophilia (people’s attraction to that which is foreign) of several Vietnamese groups caused difficulties for market competition of Vietnamese companies. The objectives of this research were to identify factors and assess their impacts on food selection of Vietnamese customers. Patriotism, food safety concern, product information, price strategy, marketing, and consumers' preferences were found as determinant for food selection. We also suggested practical solutions for Vietnam’s government and companies in identification of customers’ demands and business policy and strategy development to improve competitiveness of Vietnamese products that promotes local food market. Keywords: buying decisions, Vietnamese food products, customers Title: Factors affect the Vietnamese food customers TÓM TẮT Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Thực tế, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại từ lâu đã hình thành và tồn tại trong một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, điều này gây ra khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố bao gồm yêu nước, an toàn thực phẩm, thông tin sản phẩm, chiến lược giá, chiêu thị, khẩu vị có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nhà nước và các doanh nghiệp Việt hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng tính cạnh tranh cho hàng thực phẩm Việt Nam, giúp thị trường hàng thực phẩm nội địa ngày càng phát triển. Từ khóa: quyết định mua hàng Việt, hàng thực phẩm Việt Nam, người tiêu dùng 1. GIỚI THIỆU Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một “bước ngoặt” lớn của nước ta, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại không ít thách thức cho nền kinh tế nước nhà .Nếu công tác chuẩn bị không tốt, không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị phá sản trước sức tấn công của hàng hóa ngoại nhập. Ngành hàng thực phẩm Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức ấy. Thị trường thực phẩm đang chứng kiến sự tăng nhanh của hàng ngoại cả ở phân khúc sản phẩm cao cấp lẫn bình dân. Sự lấn lướt của thực phẩm ngoại là nỗi lo không nhỏ cho doanh nghiệp nội. Điều lo lắng nhất đối với giới doanh nghiệp chính là lộ trình giảm thuế đã cam kết khi gia nhập WTO đang rõ dần với hàng loạt mặt hàng nhập được giảm thuế. Ngoài ra, rất nhiều thương hiệu ngoại được người tiêu dùng quen thuộc vì mạnh về quảng cáo, trong khi sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khá lặng lẽ khi ra thị trường. 1 ThS. Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Tp. Hồ Chí Minh Email: ngothai.hung@gmail.com 48 Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56 Trường Đại học An Giang Câu hỏi đặt ra là làm sao tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng thực phẩm Việt? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Mua Hàng Thực Phẩm Việt Của Người Tiêu Dùng Tại Địa Bàn TP. Hồ Chí Minh Và Bà Rịa – Vũng Tàu”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được nhu cầu thị trường, đề ra những biện pháp thiết thực để tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Theo Philip Kotler, việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân), nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy song song với các nhân tố đặc điểm của người mua thì thành phần marketing 4P bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng. Trong khi đó, nghiên cứu của Chamhuri và Batt (2010) cho thấy các nhân tố quan trọng thu hút người tiêu dùng Malaysia mua thực phẩm (cụ thể là sản phẩm thịt tươi) tại kênh siêu thị gồm: nhân tố sản phẩm, nhân tố giá cả, nhân tố địa điểm. Đối với nhân tố sản phẩm, bao gồm sản phẩm tươi, sản phẩm chất lượng, sự đa dạng sản phẩm; đối với nhân tố giá cả bao gồm giá rẻ, các nhân tố này càng được đáp ứng thì họ càng ưu tiên kênh siêu thị khi mua thực phẩm. Cùng với nghiên cứu của Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm tươi sống tại kênh siêu thị bao gồm nhân tố liên quan đến sản phẩm, hình thức bao bì, giá cả, địa điểm và hoạt động chiêu thị. Đối với thị trường TP.HCM và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi so với những năm trước đây, cũng như có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng đối với người tiêu dùng Hà Nội, hay ở các nước khác trên thế giới. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi không áp dụng nguyên mẫu bất kỳ mô hình nghiên cứu nào mà đã hiệu chỉnh các thành phần trong mô hình sao cho phù hợp nhất. Với mục đích xác định được mối liên hệ giữa các nhân tố với quyết định chọn kênh mua hàng thực phẩm Việt Nam, trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình nghiên cứu thể hiện qua sơ đồ số 1. 2.1 Các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu đã đề ra 5 giả thuyết với 31 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng a. Yếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Hàng thực phẩm Việt Nam Thông tin sản phẩm Chiến lược giá An toàn thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 298 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
Cẩm nang An toàn thực phẩm trong kinh doanh
244 trang 233 1 0 -
5 trang 233 0 0
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất kẹo dẻo thanh long nhân dâu tây quy mô phòng thí nghiệm
8 trang 232 0 0 -
10 trang 213 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
8 trang 207 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0