Danh mục

CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH HÔN MÊ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách xuất hiện: dần dần hay đột ngột. Hôn mê xuất hiện ở người lớn tuổi thường là do chảy máu não.2. Lần đầu hay đã tái phát nhiều lần: hôn mê sau những cơn động kinh hôn mê do hạ glucoza máu bởi một u tụy tạng, là những ví dụ của hôn mê tái phát nhiều lần.3. Mức độ: có thể căn cứ vào ba yếu tố: - Tình trạng tiếp xúc của người bệnh: gọi xem người bệnh có biết và thưa không; hỏi xem người bệnh có trả lời đúng hay lơ mơ, không chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH HÔN MÊ CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH HÔN MÊCần chỉ định:I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA HÔN MÊ.1. Cách xuất hiện: dần dần hay đột ngột. Hôn mê xuất hiện ở người lớn tuổithường là do chảy máu não.2. Lần đầu hay đã tái phát nhiều lần: hôn mê sau những cơn động kinh hôn mê dohạ glucoza máu bởi một u tụy tạng, là những ví dụ của hôn mê tái phát nhiều lần.3. Mức độ: có thể căn cứ vào ba yếu tố:- Tình trạng tiếp xúc của người bệnh: gọi xem người bệnh có biết và thưa không;hỏi xem người bệnh có trả lời đúng hay lơ mơ, không chính xác.- Phản ứng của người bệnh: cấu, véo nhẹ để xem người bệnh có biết và phản ứnglại không.- Các phản xạ: phản xạ nuốt, phản xạ giác mạc.Dựa vào 3 yếu tố đó, chúng ta có thể phân chia ba mức độ hôn mê:- hôn mê nhẹ: người bệnh chỉ lơ mơ, gọi có thể biết, cấu véo biết đau và phản ứnglại, nhưng lại trả lời các câu hỏi không được chính xác.- Hôn mê vừa: không thể tiếp xúc được với những người bệnh khi gọi người bệnhkhông biết, cấu véo không còn phản ứng hoặc phản ứng lại rất ít nhưng vẫn cònphản xạ nuốt và phản xạ giác mạc.- Hôn mê sâu: tình trạng trên nặng hơn, mất phản xạ nuốt và phản xạ giác mạc.II. HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN HÔN MÊ.Cần chú ý đến một số hoàn cảnh đặc biệt khi hôn mê xuất hiện:- Sau một thời gian sốt: hôn mê do viêm màng não, do viêm não, do sốt rét cơn ácliệt.- Sau một chấn thương sọ não.- Sau khi dùng một số thuốc có thể gây tai biến hôn mê như: thuốc ngủ nha phiến,insulin…- Trên một cơ địa xấu sẵn có như: xơ gan, viêm thận, đái tháo đường, bệnh vantim, tăng huyết áp, người lớn tuổi có xơ vữa động mạch…- Khi đói, xa bữa ăn: hôn mê hạ glucoza máu do u tụy tạng.- Trong khi đang có những vướng mắc về tình cảm, tư tưởng.III. CÁC BIỂU HIỆN KÈM THEO.Các biểu hiện này có thể kèm theo: cả trước và trong khi hôn mê. Nhưng cũng cókhi chỉ trước hoặc trong lúc hôn mê. Các biểu hiện đáng chú ý là:1. Sốt: có ngay từ trước khi hôn mê, như trong hôn mê do viêm não, viêm màngnão. Sốt không những là một yếu tố giúp cho chẩn đoán nguyên nhân, mà còn làmột yếu tố tiên lượng bệnh: sốt xuất hiện ở một người bệnh hôn mê do ngộ độcthuốc ngủ, do chảy máu não, thường có một giá trị tiên lượng xấu.2. Các triệu chứng thực thể về thần kinh:- Rối loạn tinh thần ( mê sảng nói lảm nhảm như người mất trí có khi la hét o msòm hoặc vùng vẫy chạy, đập phá lung tung):thường xảy ra trước khi hôn mê dosốt rét cơn ác liệt.- Các tác động bất thường: tay “ bắt chuồn chuồn” trong hôn mê do những cơn sốtrét cơn ác liệt; và nhất là cơn co giật bao giờ cũng xảy ra trước giai đoạn hôn mêcủa cơn động kinh, cơn hạ glucoza máu, của sản giật, của phù não và một sốviêm não, viêm màng não.- Liệt (một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não, liệt một chi hoặc liệt nửa thân):thường có trong hôn mê do viêm não, viêm màng não, u não, ápxe não hoặc chảymáu não.- Hội chứng màng não: chỉ điểm cho một bệnh tích ở màng não ( viêm hoặc chảymáu).3. Một số biểu hiện khác:- Hơi thở: mùi axeton trong hôn mê glucoza niệu, mùi chua chua trong hôn mêgan.- Nhịp thở: kiểu Cheyne – stokes trong hôn mê do urê máu cao, kiểu Kussmáultrong hôn mê do axit máu (hôn mê glucoza niệu).- Đồng tử: thường co lại trong hôn mê do urê máu cao.Ngoài các yếu tố nói trên có giá trị chẩn đoán nguyên nhân, chúng ta còn cần phảichú ý đến một số yếu tố khác có giá trị chỉ định mệnh lệnh phục vụ để ngăn ngừatai biến.- Loét mông: báo hiệu bằng những vùng đỏ tại những nơi bị các đầu xương tỳxuống giường, thông thường nhất là mông và gót chân, cho nằm trên nệm cao su,rắc bột tal và xoa nhiều lần trong ngày với cồn. Nếu đã loét, cần cóbiện pháp đểngăn ngừa loét tiến triển và nhiểm khuẩn.- Đờm khò khè ỡ cổ: gây cản trở hô hấp, cần được móc hoặc hút ra.- Nhiễm khuẩn thứ phát ở phổi: viêm phế quản – phổi khá thông thường ở cácngười bệnh hôn mê lâu.các yếu tố khách quan nói trên sẽ giúp ta trong chẩn đoán, chủ yếu trong chẩnđoán nguyên nhân.

Tài liệu được xem nhiều: