Danh mục

Cách phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sầu riêng đã từng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các lọai cây ăn trái. Có lẽ, ngoài “mùi vị đặc biệt” của trái mà không có loại trái cây nào sánh bằng, chúng còn là lọai cây “khó tính” mà không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được. Trong những năm gần đây, phong trào trồng mới và thâm canh sầu riêng đang được đặc biệt chú trọng, do hiệu quả kinh tế cao. Do đó, giải quyết vấn đề sâu bệnh cũng là một thách thức đối với nông dân, trong đó đáng quan tâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng Cách phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng Sầu riêng đã từng được mệnh danh là “nữ hoàng” của các lọai cây ăn trái. Có lẽ, ngoài “mùi vị đặc biệt” của trái mà không có loại trái cây nào sánh bằng, chúng còn là lọai cây “khó tính” mà không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được. Trong những năm gần đây, phong trào trồng mới và thâm canh sầu riêng đang được đặc biệt chú trọng, do hiệu quả kinh tế cao. Do đó, giải quyết vấn đề sâu bệnh cũng là một thách thức đối với nông dân, trongđó đáng quan tâm nhất là bệnh thối trái.Bệnh thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Chúng gây hại trên nhiềubộ phận của cây. Trên thân, nấm tấn công gần gốc, cách mặt đất lên khoảng 1 m.Triệu chứng đầu tiên trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnhchuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tạivết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi nấm còn tấn côngcác cành phía trên cao. Bệnh tấn công trên lá, làm cháy lá. Quan trọng hơn cả, nấmgây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Vết bệnh khởi đầu một vài chấm nhỏmàu nâu đen, thường xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuốngchung quanh trái. Sau đó, phát triển từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làmthịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hìnhthành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm (chín háp), bệnh nặng làmthối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh có thể gây hại trong mọi giaiđoạn của trái và cả trái sau thu hoạch. Nhánh sầu riêng bị thối do Phytophthora palmivora tấn công. Lá sầu riêng bị cháy do Phytophthora palmivora.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậmrạp, đất ẩm thấp đọng nước và nhất là các chùm trái nằm trong tán. Ngoài ra, vếtđục của sâu đục trái còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh. Từ các vết bệnhban đầu của sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điềukiện có gió, mưa hay lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm chonấm phát tán, lây lan. Nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước và trong các bộphận bị bệnh của cây.Biện pháp phòng trừ:+ Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạothuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêuhủy.+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.+ Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa+ Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.+ Bón cân đối NPK.+ Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử dụng chếphẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.+ Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vàođầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.+ Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Aliette, Mexyl-MZ72WP, Ridomil-Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,.... Chú ý, nếu bệnh xuất hiệntrễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly đểtránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: