Bài viết miêu tả, phân tích từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai của tiếng Việt nhằm làm tư liệu để nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách xưng hô trong tiếng Việt và áp dụng dạy từ xưng hô cho lưu học sinh Lào tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ ÁP DỤNG DẠY TỪ XƯNG HÔ CHO LƯU HỌC SINH LÀO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ThS. Hoàng Thị Kim Oanh ∗ ThS. Hoàng Thị Huệ∗∗ Tóm tắt: Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt gồm đại từ nhân xưng chuyên dùng(đại từ nhân xưng chân chính), và các yếu tố đại từ hóa dùng để xưng hô (các từ xưnghô lâm thời). Việc hiểu và sử dụng từ xưng hô cho đúng với chuẩn mực văn hóa xã hộiViệt Nam là điều rất khó khăn không chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Việt màngay cả người Việt cũng vậy. Trong bài viết, chúng tôi chỉ miêu tả, phân tích từ xưng hôngôi thứ nhất và ngôi thứ hai của tiếng Việt nhằm làm tư liệu để nghiên cứu giảng dạy tiếngViệt cho lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 1. Khái quát về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt Đại từ chỉ ngôi (hay đại từ nhân xưng) trong tiếng Việt khá phức tạp, do chúngkhông chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để biểu thị những thái độ, tình cảmkhác nhau của người nói. Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt được chia làm hai loại: đại từ nhânxưng chuyên dùng (đại từ nhân xưng chân chính), có nguồn gốc thuần Việt và các yếutố đại từ hóa (đại từ xưng hô lâm thời), đa phần có nguồn gốc vay mượn. 1.1. Các đại từ nhân xưng chuyên dùng (đại từ nhân xưng chân chính) Nhóm đại từ này được sử dụng để chỉ ngôi, không dùng trong chức năng của từloại khác. Hệ thống đại từ chỉ ngôi chuyên dùng gồm những loại sau: 1.1.1. Ngôi thứ nhất (người nói): tao/ta Tao dùng để tự xưng khi nói với người ngang hàng hay người hàng dưới, tỏ ý coithường, coi khinh hoặc thân mật, gần gũi (thường dùng trong lớp người trẻ tuổi, nhỏtuổi), từ xưng hô tương ứng với tao ngôi thứ nhất sẽ là mày ở ngôi thứ hai. Ta dùng để tự xưng khi nói với người khác, thường với tư cách người trên. Vì thế,tương ứng với ta trong trường hợp này sẽ là các từ chỉ người với tư cách người dưới hay∗ Phòng Hành chính - Tổng hợp, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa∗∗ Khoa Giáo dục đại cương và Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 5 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠOcác từ tỏ ý khinh miệt ở ngôi thứ hai: các người, nhà ngươi, con, các con... Trong vănchương, ta còn được dùng để tự xưng khi nói thân mật với người ngang hàng hoặc khitự nói với mình. Tương ứng với ta trong trường hợp này sẽ là mình ở ngôi thứ hai. 1.1.2. Ngôi thứ hai (người nghe): mày Mày dùng để gọi người đối thoại ngang hàng hoặc hàng dưới tỏ ý coi thường, coikhinh hay để gọi thân mật người có quan hệ rất gần gũi với mình (thường dùng tronglớp người trẻ tuổi, nhỏ tuổi). Mày ~ tao ở ngôi thứ nhất: tao mày 1.1.3. Số nhiều Cách biểu thị số nhiều ở đại từ nhân xưng chuyên dùng trong tiếng Việt rất phongphú. Ngoài đại từ ta dùng để gộp chung mình và người đối thoại với ý thân mật, gần gũicòn có thể ghép thêm chúng và bọn vào trước các đại từ nhân xưng chuyên dùng sẽ tạora được các đại từ nhân xưng chuyên dùng số nhiều: chúng tao, chúng ta, chúng mày,bọn tao, bọn ta, bọn mày. 1.2. Các yếu tố đại từ hóa dùng để xưng hô (các từ xưng hô lâm thời) 1.2.1. Các danh từ: tôi, tớ, mình, bạn, ngài, đồng chí… - Các danh từ tiêu biểu được dùng như “đại từ nhân xưng chuyên dùng” ngôithứ nhất: Tôi vốn là danh từ dùng để chỉ người đi hầu hạ cho chủ trong xã hội cũ như “tôitớ”, “tôi đòi”, “bề tôi”. Nhưng ngày nay từ tôi không còn ý nghĩa hèn kém nữa, mà đãtrở thành một đại từ trung hòa về sắc thái biểu cảm, có thể dùng được với bất cứ ngườinào không có quan hệ thân tộc với người nói [1; tr. 315 - 322], hoặc khi không cần tỏthái độ tình cảm gì. Tôi ~ anh, chị, em, bạn,… ở ngôi thứ hai: tôi anh, chị, em,bạn,… Tớ cũng là danh từ dùng để chỉ người đi hầu hạ cho chủ trong xã hội cũ. Nhưngngày nay, tớ được dùng để tự xưng về mình với ý nghĩa thân mật, suồng sã giữa nhữngngười trẻ tuổi với nhau. Tớ ~ cậu ở ngôi thứ hai: tớ cậu Mình vốn là danh từ chỉ thân thể. Ngày nay mình dùng để tự xưng hoặc để chỉ bảnthân mình với người đối thoại một cách thân mật. Mình ~ cậu, bạn,... ở ngôi thứ hai:mình cậu, bạn,... - Các danh từ tiêu biểu được dùng như “đại từ nhân xưng chuyên dùng” ngôithứ hai: Bạn (dùng cùng trang lứa, không thân thiết, lịch sự). Bạn ~ mình, tôi,… ngôi thứnhất: bạn mình, ...