Danh mục

Tổng quan về tình hình nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ở phương Tây

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tổng quan về tình hình nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ở phương Tây" điểm qua những công trình mang tính chất cột mốc, có ảnh hưởng nhất định trong việc tạo nên một bức tranh chung về lịch sự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về tình hình nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ở phương Tây TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP Ở PHƯƠNG TÂY Phan Thị Thanh Thuỷ - Nguyễn Thị Như NguyệtTÓM TẮT Gần nửa thế kỷ qua, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu theo nhiều hướng.Bên cạnh những yếu tố cơ bản giống nhau, lịch sự vẫn được nhìn nhận và đánh giá khác nhaugiữa các nền văn hóa. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khó có thể tìm được một định nghĩa chungvề lịch sự giữa các nền văn hóa. Từ khóa: Lịch sự, giao tếp, văn hóa, phương Tây1. MỞ ĐẦU Gần nửa thế kỷ qua, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu trên nhiều hướng.Bên cạnh việc xây dựng mô hình lịch sự chung cho các ngôn ngữ, các tác giả còn nghiên cứusự liên quan giữa lịch sự và giới; lịch sự trong tương tác các nền văn hóa; biểu hiện lịch sự trongcác ngôn ngữ cụ thể v.v. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố cơ bản giống nhau, lịch sự vẫn đượcnhìn nhận và đánh giá khác nhau giữa các nền văn hóa. Nhiều nghiên cứu cũng đã nhận xét,lịch sự trong các nền văn hóa phương Tây chủ yếu đề cập đến việc biểu thị sự quan tâm đếnnhững người khác thông qua cách ứng xử tinh tế và khéo léo. Theo Yabuuchi, nghiên cứu về lịch sự trải qua ba giai đoạn: giai đoạn một tập trung tìmkiếm những phổ quát trong những hành vi mang tính lịch sự giữa các nền văn hóa với nhữngtên tuổi lớn như Lakoff (1973), Brown và Levinson (1978, 1987), Leech (1983); giai đoạn haitập trung chủ yếu vào tính tương đối của ngôn ngữ và văn hóa và giai đoạn thứ ba là giai đoạnchuyển đổi từ các bình diện tĩnh sang các bình diện động của lịch sự. Bài viết sẽ điểm qua những công trình mang tính chất cột mốc, có ảnh hưởng nhất địnhtrong việc tạo nên một bức tranh chung về lịch sự.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỰ Ở PHƯƠNG TÂY Trong bài báo năm 1979, P. Grice đã đưa ra giả thuyết rằng trong giao tiếp, các thành viêntham thoại đều ứng xử dựa trên nguyên lý hợp tác. Nguyên lý này bao gồm bốn nguyên tắc: (i) Nguyên tắc về lượng: thông tin đưa ra phải đủ và không vượt quá so với yêu cầu. (ii) Nguyên tắc về chất: thông tin đưa ra phải chân thực. (iii) Nguyên tắc về quan hệ: thông tin đưa ra phải thích hợp với thời điểm. (iv) Nguyên tắc về cách thức: thông tin đưa ra phải rõ ràng. Ngoài ra, theo Grice, còn rất nhiều các quy tắc khác như: quy tắc thẩm mỹ, quy tắc xãhội, quy tắc đạo đức v.v. 555 Nhìn chung, theo đánh giá của một số tác giả, các quy tắc này không có tính quan yếu vàmục đích cuối cùng trong hoạt động giao tiếp chính là đạt hiệu quả tối đa trong việc trao đổithông tin. Từ những nguyên tắc của Grice, một lĩnh vực nghiên cứu dần hình thành với mụcđích xây dựng một mô hình chung trong các hoạt động giao tiếp khác nhau trong xã hội: lĩnhvực nghiên cứu về lịch sự. a. Có thể xem R.T.Lakoff là người đầu tiên trình bày lịch sự dưới góc độ ngôn ngữ họcmột cách tương đối rõ ràng và cụ thể. Đánh giá cao nguyên lý hợp tác của P. Grice, R.T.Lakoffchặt chẽ đã mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp, trong đó có lịch sự. Bàđã đưa ra ba loại quy tắc lịch sự: (i) Quy tắc lịch sự có tính quy thức (quy tắc không được áp đặt) (dont impose). Theo đó,trong giao tiếp, người nói (S) sẽ tránh sử dụng những lời nói có tính áp đặt; không dùng ngônngữ để ngăn cản những hành động theo ý muốn của người nghe (H); tránh đề cập những vấnđề thuộc về cá nhân riêng tư của H như tuổi tác, thu nhập, gia đình, thói quen; tránh dùng nhữngtừ ngữ có thể làm ảnh hưởng đến thể diện của H. (ii) Quy tắc lịch sự có tính phi quy thức (quy tắc để ngỏ sự lựa chọn) (give option). Quytắc này thường được sử dụng trong những ngữ cảnh mà ở đó S và H không có sự quen biết hoặcthân thiết, nhưng ngang bằng nhau về địa vị xã hội, Theo đó, S thường dùng lối nói hàm ẩn, ràođón để H nhận ra ý định của mình và thuận theo quan điểm ấy. (iii) Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè (quy tắc làm cho người đối thoại cảm thấythoải mái) (make feel good be friendly). Quy tắc này thường được sử dụng trong ngữ cảnh màS và H có quan hệ bạn bè thân thiết với nhau. Do đó, cả hai đối tượng tham thoại thường thổ lộtất cả tình cảm, cuộc sống riêng tư của mỗi người với nhau, quan tâm nhau. Quy tắc này tráingược với phép lịch sự có tính quy thức. Năm 1975, trong một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu này nhận xét rằng, lịch sự đượcxã hội tạo dựng lên nhằm giảm bớt sự va chạm trong tương tác của con người. Đến năm 1990,bà định nghĩa lịch sự là “một hệ thống các mối quan hệ liên nhân được thiết kế nhằm hỗ trợtương tác bằng cách tối thiểu hóa tiềm tàng của sự xung đột và đối kháng vốn thường tồn tạitrong tất cả các cuộc trao đổi của con người” (a system of interpersonal relations designed tofacilatate interaction by minimizing the potential for conflict and confrontation inherent in a ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: