Thông tin tài liệu:
Trong lịch sử báo chí Đức, hai "xìcăngđan Cicero" và "xìcăngđan Spiegel" được xem là những thí dụ cho quyền đưa sự thật ra ánh sáng của báo giới, bất chấp thông tin đó đụng chạm tới những nhân vật quyền lực cỡ nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái giá của thông tin...
Cái giá của thông tin...
Trong lịch sử báo chí Đức, hai xìcăngđan
Cicero và xìcăngđan Spiegel được xem là
những thí dụ cho quyền đưa sự thật ra ánh
sáng của báo giới, bất chấp thông tin đó đụng chạm tới những
nhân vật quyền lực cỡ nào.
Ngày 12-12-2005, hàng chục nhân viên của văn phòng Cảnh sát
hình sự liên bang (BKA) xông vào khám xét trụ sở tạp chí trực
tuyến Cicero tại thành phố Postdam, gần thủ đô Berlin. Trong
suốt một ngày, các nhân viên an ninh kiểm tra gắt gao nhiều hồ
sơ, dữ liệu máy tính của tờ báo và thu giữ nhiều hộp đựng tài
liệu. Cảnh sát cũng khám xét nhà của phóng viên Schirra và thu
giữ một ổ cứng máy vi tính cùng nhiều tài liệu.
Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ tháng 4-2005. Khi đó, tờ
Cicero đăng một bài báo về Abu Musab al-Zarqawi - một nhân vật
thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Al Qaeda tại Iraq. Trong bài báo,
tác giả Bruno Schirra cho biết anh lấy thông tin từ một tài liệu mật
xuất phát từ BKA.
Sau khi bài báo được đăng, Bộ trưởng Nội vụ Otto Schily đã lên
tiếng chỉ trích dữ dội tạp chí Cicero và tuyên bố đây là hành động
xâm phạm an ninh quốc gia. Chính quyền đơn giản là không thể
chấp nhận việc các tài liệu lưu hành trong nội bộ bị đưa ra công
chúng, bởi đó là hành động gây nguy cơ cho các chiến dịch -
Hãng tin Deutsche Welle dẫn lời ông Schily. Truyền thông Đức
tiết lộ chính ông Schily đã trực tiếp ra lệnh khám xét văn phòng
tạp chí Cicero và nhà phóng viên Schirra.
Không phải là người cầm micro cho vua
Ngay lập tức, phía Cicero đã phản ứng một cách mạnh mẽ. Tổng
biên tập Wolfram Weimar tuyên bố ủng hộ lập trường của phóng
viên Schirra và khẳng định mục tiêu của giới báo chí là rất rõ
ràng. Nhà báo không phải là người giữ micro hoặc người ghi
chép tài liệu cho nhà vua - Hãng tin Deutsche Welle dẫn lời ông
Weimar - Nhiệm vụ của họ là đưa những sự thật khó chấp nhận
ra ánh sáng, bất chấp những người có quyền lực có thích hay
không, và Otto Schily cũng không phải là ngoại lệ.
Điều tra của giới truyền thông sau đó khám phá ra có tới hơn 200
nhân viên BKA có thông tin về Abu Musab al-Zarqawi, cho thấy
thông tin này không phải là gì quá bí mật. Dư luận Đức và Viện
Báo chí quốc tế (IPI) cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động
của BKA. Nhiều thành viên của Đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng
của ông Schily, cũng tuyên bố cần phải tôn trọng công việc của
các nhà báo.
Tháng 2-2006, Tòa án Postdam ra phán quyết khẳng định cuộc
bố ráp của BKA là đúng luật. Tổng biên tập Weimar sau đó đã
quyết định kiện lên Tòa án Hiến pháp Đức. Và đến tháng 2-2007,
Tòa án Hiến pháp Đức đã ra phán quyết cuộc bố ráp của BKA tại
văn phòng tạp chí Cicero là hành vi vi phạm hiến pháp.
Theo Deutsche Welle, Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố cảnh sát
đã vi phạm quyền tự do báo chí được ghi lại trong hiến pháp.
Chánh án Han-Jurgen Papier khẳng định các nhà báo không phải
là đối tượng bị tình nghi vi phạm pháp luật. Hành động bố ráp và
tịch thu chống lại giới truyền thông trong một cuộc điều tra là
hành vi vi hiến nếu hành động này nhằm mục đích khám phá thân
thế người đưa tin.
Đối đầu một mất một còn
Deutsche Welle cho biết rất nhiều người Đức đã so sánh vụ bố
ráp Cicero với vụ xìcăngđan Spiegel năm 1962. Theo từ điển trực
tuyến Wikipedia, đó là cuộc đối đầu một mất một còn giữa tờ
tạp chí Der Spiegel, tạp chí chính trị hàng đầu của nước Đức, với
Bộ trưởng Quốc phòng Đức thời đó Franz
Josef Strauß.
Hãng tin Deutsche
Welle dẫn lời
chuyên gia nội vụ
SPD Dieter
Wiefelsuptz khẳng
định: Nếu công
việc của các nhà
báo - những người
tiếp xúc với thông
tin mật gần như
hằng ngày - bị
hình sự hóa thì tự
do báo chí sẽ trở
thành một vấn đề
lớn tại Đức. Ông
Wiefelsuptz cho
rằng bản thân BKA
phải tìm ra người
tiết lộ thông tin
trong hàng ngũ
nội bộ của mình,
chứ không nên
biến các nhà báo
thành đối tượng
Trước đó, vào năm 1961, hai bên đã có đổ lỗi.
cuộc đụng độ đầu tiên khi Spiegel nghi ngờ
ông Strauß tham nhũng khi ưu tiên cho Công ty xây dựng FIBAG.
Khi đó, Bộ Quốc phòng đã trao cho FIBAG gói thầu xây dựng các
cơ sở quân sự tại Đức. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Quốc hội
Đức không tìm ra bằng chứng buộc tội ông Strauß.
Đến năm 1962, cuộc đối đầu giữa hai bên leo thang dữ dội. Vào
ngày 8-10-1962, Spiegel đăng một bài báo phê phán lực lượng
vũ trang Đức. Lập tức, Bộ Quốc phòng tuyên bố Spiegel đã có
hành động ...