Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, một nhà chính trị, và cũng là một nhà thơ đầy tài năng. Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Sau đây, mới quý bạn đọc tham khảo bài Cảm nhận về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu BÀI VĂN MẪU LỚP 11 Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội ChâuTrong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu(1867 – 1940) là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhânvật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độclập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộcvận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châusử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tácphẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sáchbằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thànhmột nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sụcsôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyêntruyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phụctình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nàokhác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìmhiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng.Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương nàytrước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với ngườiđọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tìnhcảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinhvi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểumà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vươngquốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Vănchương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt đượctiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phươngdiện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, caocả nhất, sôi trào nhất của thời đại. Câu thơ của Tố Hữu nói rất đúngbản sắc giá trị văn chương Phan Bội Châu:Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng.“Dậy sóng” đây là dậy sóng cảm xúc, sóng huyết tâm. Do phần lớnnhững sáng tác của Phan Sào Nam xuất phát từ mục đích trực tiếptuyên truyền cách mạng, khi phân tích thơ văn của ông nên đặc biệtchú ý tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Sau cái chết oanh liệt của Cao Thắng (1893) và Phan Đình Phùng(1896), phong trào Cần Vương đã thất bại. Tuy trên rừng Yên Thế,tiếng súng của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám thỉnh thoảng vẫn vanglên, nhưng thực chất giặc Pháp đã làm chủ tình thế. Dần dần, chúngđặt ách đô hộ lên cả ba kì. Đất nước ta những năm cuối thế kỉ XIXthật là sầu thảm. Câu chuyện bình Tây phục quốc tướng “chỉ là mộtmớ kí ức tê tái” (Đặng Thái Mai) của người Việt Nam. Nhưng rồi,nhờ truyền thống bất khuất của dân tộc, nhờ ảnh hưởng của “tâmthư” từ nước ngoài…, đến những năm đầu thế kỉ XX, cả một lớpnhà Nho đầy nhiệt huyết đã thức tỉnh với những phong trào Duytân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế ở Trung kì…Họtập hợp nhau lại bắt liên lạc với những lực lượng chống Pháp ởtrong nước. Nhiều cậu học sinh cắt nghiến nùi tóc bím trên đầu vàquyết tâm đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới. Họthoát li gia đình và xuất dương, đi Tàu, đi Nhật, đi Xiêm. Tất cả chíhướng của thế hệ trí thức yêu nước đều nhắm vào mục tiêu vĩ đại:“Khôi phục nước nhà”.Trong bối cảnh ấy, năm 1905, Phan Bội Châu cùng với Tiểu LaNguyễn Thành thành lập tổ chức Duy Tân hội, Phan Bội Châu chiatay bè bạn sang Trung Quốc và Nhật Bản tranh thủ sự giúp đỡ củahọ đối với phong trào cách mạng trong nước.Vào buổi chia tay, Phan Bội Châu đã sáng tác bài thơ Xuất dươnglưu biệt bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bảndịch in trong sách giáo khoa của Tôn Quang Phiệt, nói chung tươngđối sát, tuy vậy, có lẽ một vài từ ở câu thứ hai, và đặc biệt câu thứtám chưa làm nổi bật tinh thần nguyên bản.Bài xuất dương lưu biệt thể hiện rõ ràng tư thế hào hùng, quyết tâmhăm hở và những ý nghĩ cao cả, mới mẻ của nhà cách mạng PhanBội Châu trong buổi đầu xuất ngoại tìm đường cứu nước.Hai câu đề nhà thơ thể hiện một lí tưởng sống, một hi vọng: Là namnhi thì phải làm được “điều lạ”. “Điều lạ” tức là điều lớn lao, phithường. Làm trai thì ắt phải chủ động làm những việc có thể xoaychuyển trời đất, không thể để cho trời đất tự chuyển vận “Há để cànkhôn tự chuyển dời”. Ý tưởng táo bạo này có lần đã được tác giảnhắc đến: “Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi – Sinh thời thế phảixoay nên thời thế” (Chơi xuân).Thực ra, chi làm trai, khát vọng làm được những việc to lớn vốnđược Phan Bội Châu ấp ủ, tâm niệm ngay từ rất sớm. Trong tácphẩm Tự thuật Phan Bội Châu niên biểu, ông kể lại: “Từ lúc bé đọcsách hiểu được ít nhiều nghĩa lí vẫn không thiết gì sống theo thóithường như người xung quanh”, ông rất thích hai câu thơ của nhàthơ Trung Quốc – Viên Mai (116 – 1797):Mỗi phạn bất vong duy trúc bạchLập thân tối hạ thị văn chương.(Dịch: Bữa bữa những mong ghi sử sách – Lập thân hèn nhất ấyvăn chương).Chí làm trai của Phan Bội Châu đặc biệt được thể hiện rõ vào thậpniên đầu của thế kỉ XX khi cụ Phan có điều kiện xuất ...