![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong kháng chiến chống Pháp (1945–1954)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 383.26 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong kháng chiến chống Pháp (1945–1954)" giới thiệu căn cứ địa Bời Lời có vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn bám trụ kiên cường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Do vậy, nơi đây trở thành mục tiêu của các cuộc hành quân càn quét của kẻ địch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong kháng chiến chống Pháp (1945–1954) CĂN CỨ ĐỊA BỜI LỜI (TÂY NINH) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) Nguyễn Xuân Thắng1 1. Lớp CH20LS01. Email: xuanthang0@gmail.comTÓM TẮT Xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh là nhân tố quyết định thắng lợi của khángchiến, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xây dựng chế độ mới ở các địa phương. Ở Tây Ninh, căncứ địa Bời Lời có vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn bám trụ kiên cường của quân và dân tatrong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Do vậy, nơi đây trở thành mục tiêu củacác cuộc hành quân càn quét của kẻ địch. Để giữ vững vị trí chiến lược này, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quân và dân huyện Trảng Bàng cùng căn cứ Bời Lời vượt qua muôn vàn khó khăn,chiến đấu kiên cường, bảo vệ địa bàn căn cứ của Tỉnh ủy, Phân khu ủy và đánh bại các cuộchành quân, càn quét của Thực dân Pháp, góp phần giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tạothế và lực cùng Tây Ninh và cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Thực dânPháp xâm lược (1945 – 1954). Từ khóa: Bời Lời, căn cứ địa, kháng chiến, chống Pháp, Trảng Bàng, Tây Ninh1. ĐẶT VẤN ĐỀ Căn cứ địa cách mạng là những vùng độc lập hoặc vùng vừa giải phóng “xuất hiện trongvòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọimặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơixuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toànđất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng vàphát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu trang vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũnglà hậu phương của chiến tranh cách mạng” (Võ Nguyên Giáp, 1970). Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945 – 1954), tỉnh Tây Ninh có ba căncứ địa lớn: căn cứ địa Trà Vong - Dương Minh Châu gồm khu vực hữu ngạn sông Sài Gòn chạylên núi Bà Đen, sang vùng tả ngạn ở sông Vàm Cỏ Đông bao quanh Thành phố Tây Ninh vềphía Đông và phía Bắc; căn cứ huyện Châu Thành gồm khu vực hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đôngchạy lên biên giới giáp tỉnh SvayRiêng - Campuchia và căn cứ địa Bời Lời (Thuộc ấp TrảngSa, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng). Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945 –1954) trên mảnh đất Tây Ninh trung kiên, đặc biệt là vấn đề căn cứ địa vẫn còn tương đối hạnchế. Với mong muốn khỏa lấp một phần vào khoảng trống đó, cũng như góp phần phục dựngmột cách cơ bản lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Trảng Bàng – Tây Ninh chống Thựcdân Pháp xâm lược, tác giả chọn vấn đề “Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong cuộc khángchiến chống Thực dân Pháp (1945 – 1954)” để tìm hiểu và nghiên cứu. 77 Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp liênngành, phân tích và tổng hợp, trong bài tham luận này, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu một số đặc điểmvà vai trò của căn cứ địa Bời Lời trong tiến trình cuộc kháng chiến ở Tây Ninh. Qua đó, góp phầntái hiện phong phú hơn lịch sử vùng đất Trảng Bàng – Tây Ninh anh hùng trong cuộc khángchiến, góp phần tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn tốt để đồng bào và chiến sĩ cả nước, nhất là thế hệ trẻ vàkhách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, học tập; giúp cho mọi người hiểu thêm về sứcmạnh thần kỳ của con người Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của quân và dân tỉnh Tây Ninh.2. NỘI DUNG 2.1. Một vài nét khái quát về căn cứ địa Bời Lời, Trảng Bàng, Tây Ninh 2.2.1. Đặc điểm địa lý huyện Trảng Bàng (nay là Thị xã Trảng Bàng) Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía nam của tỉnh Tây Ninh (phía bắc giáp các huyện Gò Dầu,Bến Cầu, Dương Minh Châu của tỉnh Tây Ninh; phía đông giáp huyện Dầu Tiếng của BìnhDương và Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh; phía nam giáp với Củ Chi của Thành phố HồChí Minh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; phía Tây giáp tỉnh Sveyriêng của Vương quốcCampuchia) gồm 10 phường, xã (6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng,Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ). Được bao bọc bởi hai con sông lớn của vùng Đông Nam Bộ là sông Vàm Cỏ Đông ở phíatây và sông Sài Gòn ở phía đông; lại là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với Thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời gần các đô thị lớn, có tuyến đường bộ Quốc lộ 22 - tuyến Xuyên Á, tuyến đường Caotốc và đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Quốc lộ 14C, thị xã Trảng Bàng có mộtvị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh nói riêngcũng như các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Trảng Bàng là huyện cửa ngõ phíatây – bắc Sài Gòn, nơi trung chuyển hàng hóa quân sự phục vụ cho chiến trường miền Tây NamBộ, là vành đai bảo vệ, là tuyến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong kháng chiến chống Pháp (1945–1954) CĂN CỨ ĐỊA BỜI LỜI (TÂY NINH) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) Nguyễn Xuân Thắng1 1. Lớp CH20LS01. Email: xuanthang0@gmail.comTÓM TẮT Xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh là nhân tố quyết định thắng lợi của khángchiến, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xây dựng chế độ mới ở các địa phương. Ở Tây Ninh, căncứ địa Bời Lời có vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn bám trụ kiên cường của quân và dân tatrong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Do vậy, nơi đây trở thành mục tiêu củacác cuộc hành quân càn quét của kẻ địch. Để giữ vững vị trí chiến lược này, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quân và dân huyện Trảng Bàng cùng căn cứ Bời Lời vượt qua muôn vàn khó khăn,chiến đấu kiên cường, bảo vệ địa bàn căn cứ của Tỉnh ủy, Phân khu ủy và đánh bại các cuộchành quân, càn quét của Thực dân Pháp, góp phần giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tạothế và lực cùng Tây Ninh và cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Thực dânPháp xâm lược (1945 – 1954). Từ khóa: Bời Lời, căn cứ địa, kháng chiến, chống Pháp, Trảng Bàng, Tây Ninh1. ĐẶT VẤN ĐỀ Căn cứ địa cách mạng là những vùng độc lập hoặc vùng vừa giải phóng “xuất hiện trongvòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọimặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơixuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toànđất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng vàphát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu trang vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũnglà hậu phương của chiến tranh cách mạng” (Võ Nguyên Giáp, 1970). Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945 – 1954), tỉnh Tây Ninh có ba căncứ địa lớn: căn cứ địa Trà Vong - Dương Minh Châu gồm khu vực hữu ngạn sông Sài Gòn chạylên núi Bà Đen, sang vùng tả ngạn ở sông Vàm Cỏ Đông bao quanh Thành phố Tây Ninh vềphía Đông và phía Bắc; căn cứ huyện Châu Thành gồm khu vực hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đôngchạy lên biên giới giáp tỉnh SvayRiêng - Campuchia và căn cứ địa Bời Lời (Thuộc ấp TrảngSa, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng). Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945 –1954) trên mảnh đất Tây Ninh trung kiên, đặc biệt là vấn đề căn cứ địa vẫn còn tương đối hạnchế. Với mong muốn khỏa lấp một phần vào khoảng trống đó, cũng như góp phần phục dựngmột cách cơ bản lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Trảng Bàng – Tây Ninh chống Thựcdân Pháp xâm lược, tác giả chọn vấn đề “Căn cứ địa Bời Lời (Tây Ninh) trong cuộc khángchiến chống Thực dân Pháp (1945 – 1954)” để tìm hiểu và nghiên cứu. 77 Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp liênngành, phân tích và tổng hợp, trong bài tham luận này, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu một số đặc điểmvà vai trò của căn cứ địa Bời Lời trong tiến trình cuộc kháng chiến ở Tây Ninh. Qua đó, góp phầntái hiện phong phú hơn lịch sử vùng đất Trảng Bàng – Tây Ninh anh hùng trong cuộc khángchiến, góp phần tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn tốt để đồng bào và chiến sĩ cả nước, nhất là thế hệ trẻ vàkhách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, học tập; giúp cho mọi người hiểu thêm về sứcmạnh thần kỳ của con người Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của quân và dân tỉnh Tây Ninh.2. NỘI DUNG 2.1. Một vài nét khái quát về căn cứ địa Bời Lời, Trảng Bàng, Tây Ninh 2.2.1. Đặc điểm địa lý huyện Trảng Bàng (nay là Thị xã Trảng Bàng) Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía nam của tỉnh Tây Ninh (phía bắc giáp các huyện Gò Dầu,Bến Cầu, Dương Minh Châu của tỉnh Tây Ninh; phía đông giáp huyện Dầu Tiếng của BìnhDương và Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh; phía nam giáp với Củ Chi của Thành phố HồChí Minh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; phía Tây giáp tỉnh Sveyriêng của Vương quốcCampuchia) gồm 10 phường, xã (6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng,Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ). Được bao bọc bởi hai con sông lớn của vùng Đông Nam Bộ là sông Vàm Cỏ Đông ở phíatây và sông Sài Gòn ở phía đông; lại là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với Thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời gần các đô thị lớn, có tuyến đường bộ Quốc lộ 22 - tuyến Xuyên Á, tuyến đường Caotốc và đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Quốc lộ 14C, thị xã Trảng Bàng có mộtvị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh nói riêngcũng như các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Trảng Bàng là huyện cửa ngõ phíatây – bắc Sài Gòn, nơi trung chuyển hàng hóa quân sự phục vụ cho chiến trường miền Tây NamBộ, là vành đai bảo vệ, là tuyến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Căn cứ địa Bời Lời Kháng chiến chống Pháp 1945–1954 Căn cứ địa cách mạng Chiến tranh cách mạng Đấu trang vũ trang cách mạngTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 327 0 0 -
197 trang 277 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 263 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 231 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 230 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 213 0 0 -
11 trang 206 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 169 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0