CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.43 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rủi ro do nợ xấu, những vụ việc mất vốn do “ủy thác đầu tư” vừa qua trên thị trường ngân hàng, đã đặt ra yêu cầu cần tách bạch hoạt động “ngân hàng đầu tư” ra khỏi “ngân hàng thương mại”.
Đó là nhận xét của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia khi đánh giá về những rủi ro do ngân hàng thương mại lấy tiền gửi đi đầu tư rủi ro ở một số lĩnh vực mạo hiểm vừa qua mà tất cả đều do sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Rủi ro do nợ xấu, những vụ việc mất vốn do “ủy thác đầu tư” vừa qua trên thị trường ngân hàng, đã đặt ra yêu cầu cần tách bạch hoạt động “ngân hàng đầu tư” ra khỏi “ngân hàng thương mại”. Đó là nhận xét của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia khi đánh giá về những rủi ro do ngân hàng thương mại lấy tiền gửi đi đầu tư rủi ro ở một số lĩnh vực mạo hiểm vừa qua mà tất cả đều do sự lẫn lộn giữa mô hình hoạt động của “ngân hàng thương mại” và “ngân hàng đầu tư”. Lẫn lộn chức năng Gần đây, cụm từ “ngân hàng đa năng, hiện đại”, “tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại” xuất hiện khắp nơi. Những ngân hàng thương mại lớn của nhà nước sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn tự cho mình như vậy đã đành, một bộ phận không nhỏ từ các ngân hàng nông thôn chuyển đổi lên thành thị cũng tự khoác cho mình chiếc áo đó. Bởi thế, trong phần lớn của dăm chục ngân hàng nội hiện nay, đều bao hàm hoạt động ở 3 lĩnh vực chính: “ngân hàng thương mại”, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán. Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nói: “Vừa rồi, nhiều ngân hàng thương mại đã vác tiền gửi của dân để ủy thác đầu tư, tức đã lấn sân sang hoạt động của ngân hàng đầu tư. Đây là hiện tượng nguy hiểm cần phải loại bỏ”. Theo ông, đã là tiền gửi của dân khi cho vay thì được Chính phủ bảo hiểm khi rủi ro nhưng khi các ngân hàng thương mại sử dụng chúng để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, cũng được hưởng chính sách bảo hiểm của Nhà nước là điều vô lý. Chưa kể, đã đầu tư ở những lĩnh vực mạo hiểm như bất động sản, chứng khoán thì hậu quả rất nặng nề. Lý do bởi cho vay dự án sản xuất kinh doanh thì tạo ra giá trị tăng trưởng thực chất cho nền kinh tế nhưng với chứng khoán và bất động sản thì ngược lại. Chưa kể rằng, rủi ro từ thị trường bất động sản, chứng khoán có thể tiêu tan cả nghìn tỷ đồng ở mỗi ngân hàng là chuyện hết sức bình thường và thực tế vừa qua đã chứng minh điều đó. Gần đây nhất, trước chỉ số tăng trưởng huy động tới trên 11% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ 2,35%, nhiều ngân hàng thương mại lại tiếp tục sử dụng sản phẩm “ủy thác đầu tư” dưới nhiều hình thức khác nhau. Đã có băn khoăn rằng, tại sao tín dụng bị tắc nghẽn mà ngân hàng vẫn huy động, nhưng thực tế nếu không huy động thì ngân hàng sẽ mất thị phần, mất khách hàng. Họ buộc phải huy động và chấp nhận áp lực lỗ vì chi phí lãi suất tiền gửi và duy trì hoạt động để tìm cách tính tiếp mà “ủy thác đầu tư” được coi là một trong những lối thoát. Đây là những hình thức kinh doanh mà luật không cấm, chỉ ghi một câu chung chung là “cần phải có quy định của Ngân hàng Nhà nước” trong khi Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể. Tất nhiên, hiện ngân hàng thực hiện việc này đã rất “khôn” khi cử các nhân viên đưa tiền đi đầu tư nhưng không bao giờ để họ cầm tiền mặt mà chuyển tiền qua tài khoản đích đến, tránh trường hợp nhân viên cuỗm tiền ngân hàng rồi “lặn mất tăm”. Cần tách bạch chức năng Phân tích mô hình “ngân hàng đầu tư” và “ngân hàng thương mại” trong cùng một tập đoàn tài chính đa năng, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại Nhà nước phân tích, sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1933, Mỹ đã tách bạch hoàn toàn mô hình hoạt động của “ngân hàng đầu tư” khỏi các ngân hàng thương mại. Theo đó, “ngân hàng đầu tư” chỉ được phép môi giới chứng khoán, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động đó bên cạnh chức năng thu xếp vốn, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình mua bán sáp nhập (M&A). Và, “ngân hàng đầu tư” chỉ huy động vốn dưới dạng cổ phần, phát hành chứng khoán và không được phép huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ngân hàng thương mại là định chế trung gian tài chính huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư, tổ chức kinh tế và cho vay mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác không có trong chức năng của “ngân hàng đầu tư”. Tuy nhiên, sau 2008, khi mà cơn bão tài chính quét qua nước Mỹ, 5 “anh tài” một thời dưới mô hình “ngân hàng đầu tư” của Phố Wall như Goldman Sachs, Merill Lynch, Morgan Stanley, Bear Stearns, Lehman Brothers chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Stanley. Khi Bank of America mua lại Merill Lynch thì ngân hàng này vừa có mảng ngân hàng thương mại là Bank of America, vừa có hoạt động môi giới, thu xếp vốn của ngân hàng đầu tư do Merill Lynch đảm trách. Còn JPMorgan Chase sau khi mua lại Bear Stearns cũng trở thành tập đoàn tài chính cũng có cấu trúc tương tự. Nhưng, mô hình hoạt động của các tập đoàn này cũng để lại nhiều lo lắng cho Chính phủ Mỹ và họ đã đưa ra các điều kiện ngặt nghèo để hạn chế sự bành trướng và đánh bóng tên tuổi quá mức mà trường hợp Morgan Stanley khi cơ cấu lại tài chính phải vay nợ của Chính phủ là một ví dụ. Vì vậy, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam đều bao hàm 3 chức năng chính của tập đoàn tài chính là kinh doanh ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm và đã có các bộ luật riêng rẽ điều chỉnh từng hành vi hoạt động nhưng về lâu dài là phải tách bạch chức năng “ngân hàng đầu tư” ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều này không phải không có lý, khi mà cũng vì thiếu sự rạch ròi mang tính cấm đoán mà đã có trường hợp ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp gặp rủi ro đã chuyển toàn bộ gói tín dụng đó thành phần vốn góp, khiến cho quá trình sáp nhập của ngân hàng này gặp rất nhiều phiền phức. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Rủi ro do nợ xấu, những vụ việc mất vốn do “ủy thác đầu tư” vừa qua trên thị trường ngân hàng, đã đặt ra yêu cầu cần tách bạch hoạt động “ngân hàng đầu tư” ra khỏi “ngân hàng thương mại”. Đó là nhận xét của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia khi đánh giá về những rủi ro do ngân hàng thương mại lấy tiền gửi đi đầu tư rủi ro ở một số lĩnh vực mạo hiểm vừa qua mà tất cả đều do sự lẫn lộn giữa mô hình hoạt động của “ngân hàng thương mại” và “ngân hàng đầu tư”. Lẫn lộn chức năng Gần đây, cụm từ “ngân hàng đa năng, hiện đại”, “tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại” xuất hiện khắp nơi. Những ngân hàng thương mại lớn của nhà nước sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn tự cho mình như vậy đã đành, một bộ phận không nhỏ từ các ngân hàng nông thôn chuyển đổi lên thành thị cũng tự khoác cho mình chiếc áo đó. Bởi thế, trong phần lớn của dăm chục ngân hàng nội hiện nay, đều bao hàm hoạt động ở 3 lĩnh vực chính: “ngân hàng thương mại”, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán. Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nói: “Vừa rồi, nhiều ngân hàng thương mại đã vác tiền gửi của dân để ủy thác đầu tư, tức đã lấn sân sang hoạt động của ngân hàng đầu tư. Đây là hiện tượng nguy hiểm cần phải loại bỏ”. Theo ông, đã là tiền gửi của dân khi cho vay thì được Chính phủ bảo hiểm khi rủi ro nhưng khi các ngân hàng thương mại sử dụng chúng để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, cũng được hưởng chính sách bảo hiểm của Nhà nước là điều vô lý. Chưa kể, đã đầu tư ở những lĩnh vực mạo hiểm như bất động sản, chứng khoán thì hậu quả rất nặng nề. Lý do bởi cho vay dự án sản xuất kinh doanh thì tạo ra giá trị tăng trưởng thực chất cho nền kinh tế nhưng với chứng khoán và bất động sản thì ngược lại. Chưa kể rằng, rủi ro từ thị trường bất động sản, chứng khoán có thể tiêu tan cả nghìn tỷ đồng ở mỗi ngân hàng là chuyện hết sức bình thường và thực tế vừa qua đã chứng minh điều đó. Gần đây nhất, trước chỉ số tăng trưởng huy động tới trên 11% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ 2,35%, nhiều ngân hàng thương mại lại tiếp tục sử dụng sản phẩm “ủy thác đầu tư” dưới nhiều hình thức khác nhau. Đã có băn khoăn rằng, tại sao tín dụng bị tắc nghẽn mà ngân hàng vẫn huy động, nhưng thực tế nếu không huy động thì ngân hàng sẽ mất thị phần, mất khách hàng. Họ buộc phải huy động và chấp nhận áp lực lỗ vì chi phí lãi suất tiền gửi và duy trì hoạt động để tìm cách tính tiếp mà “ủy thác đầu tư” được coi là một trong những lối thoát. Đây là những hình thức kinh doanh mà luật không cấm, chỉ ghi một câu chung chung là “cần phải có quy định của Ngân hàng Nhà nước” trong khi Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể. Tất nhiên, hiện ngân hàng thực hiện việc này đã rất “khôn” khi cử các nhân viên đưa tiền đi đầu tư nhưng không bao giờ để họ cầm tiền mặt mà chuyển tiền qua tài khoản đích đến, tránh trường hợp nhân viên cuỗm tiền ngân hàng rồi “lặn mất tăm”. Cần tách bạch chức năng Phân tích mô hình “ngân hàng đầu tư” và “ngân hàng thương mại” trong cùng một tập đoàn tài chính đa năng, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại Nhà nước phân tích, sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1933, Mỹ đã tách bạch hoàn toàn mô hình hoạt động của “ngân hàng đầu tư” khỏi các ngân hàng thương mại. Theo đó, “ngân hàng đầu tư” chỉ được phép môi giới chứng khoán, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động đó bên cạnh chức năng thu xếp vốn, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình mua bán sáp nhập (M&A). Và, “ngân hàng đầu tư” chỉ huy động vốn dưới dạng cổ phần, phát hành chứng khoán và không được phép huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ngân hàng thương mại là định chế trung gian tài chính huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư, tổ chức kinh tế và cho vay mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác không có trong chức năng của “ngân hàng đầu tư”. Tuy nhiên, sau 2008, khi mà cơn bão tài chính quét qua nước Mỹ, 5 “anh tài” một thời dưới mô hình “ngân hàng đầu tư” của Phố Wall như Goldman Sachs, Merill Lynch, Morgan Stanley, Bear Stearns, Lehman Brothers chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Stanley. Khi Bank of America mua lại Merill Lynch thì ngân hàng này vừa có mảng ngân hàng thương mại là Bank of America, vừa có hoạt động môi giới, thu xếp vốn của ngân hàng đầu tư do Merill Lynch đảm trách. Còn JPMorgan Chase sau khi mua lại Bear Stearns cũng trở thành tập đoàn tài chính cũng có cấu trúc tương tự. Nhưng, mô hình hoạt động của các tập đoàn này cũng để lại nhiều lo lắng cho Chính phủ Mỹ và họ đã đưa ra các điều kiện ngặt nghèo để hạn chế sự bành trướng và đánh bóng tên tuổi quá mức mà trường hợp Morgan Stanley khi cơ cấu lại tài chính phải vay nợ của Chính phủ là một ví dụ. Vì vậy, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mặc dù các ngân hàng thương mại Việt Nam đều bao hàm 3 chức năng chính của tập đoàn tài chính là kinh doanh ngân hàng thương mại, chứng khoán, bảo hiểm và đã có các bộ luật riêng rẽ điều chỉnh từng hành vi hoạt động nhưng về lâu dài là phải tách bạch chức năng “ngân hàng đầu tư” ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều này không phải không có lý, khi mà cũng vì thiếu sự rạch ròi mang tính cấm đoán mà đã có trường hợp ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp gặp rủi ro đã chuyển toàn bộ gói tín dụng đó thành phần vốn góp, khiến cho quá trình sáp nhập của ngân hàng này gặp rất nhiều phiền phức. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thẩm định dự án đầu tư marketing ngân hàng đầu tư ngân hàng quản trị đầu tư nghiệp vụ ngân hàng ngân hàng thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Thẩm định dự án đầu tư: Dự án trung tâm kỹ năng AZNO5
41 trang 334 2 0 -
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2
97 trang 255 1 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị dự án (Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư): Phần 1 - Vũ Công Tuấn
229 trang 253 0 0 -
7 trang 237 3 0
-
Quy trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư và tình huống thực hành: Phần 2
181 trang 192 0 0 -
97 trang 187 0 0
-
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 173 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 166 0 0