Danh mục

Cảnh thu trong thơ Trung đại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói, Cảnh thu là một trong những hình ảnh thiên nhiên nổi bật của bức tranh bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong thơ trung đại Việt Nam. Thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân, theo lẽ “tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh ngụ tình”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh thu trong thơ Trung đại Việt Nam Cảnh thu trong thơ Trung đại Việt Nam Có thể nói, Cảnh thu là một trong những hình ảnh thiên nhiên nổi bật của bứctranh bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong thơ trung đại Việt Nam. Thiên nhiên mùathu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm t ư, tình cảm của thi nhân, theo lẽ“ tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh ngụ t ình”. Cảnh thu trong thơ trung đại có khi đượcmiêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú Đường luật… hoặc ở rải ráctrong truyện thơ Nôm, nhưng cũng có khi cả bài thơ hướng về một đề tài “vịnh thu”(tả cảnh mùa thu) hoàn chỉnh… Nói về đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam cũng có nghĩa là tìm hiểuquá trình phát triển của nó qua nhiều thế kỷ, nhất là từ Nguyễn Trãi, Nguyễn BỉnhKhiêm đến Nguyễn Du, và đặc biệt là Nguyễn Khuyến. Bởi vì, ban đầu các nhà thơViệtNam “ vịnh thu” cũng giống như tả cảnh mùa xuân, mùa hạ, mùa đông- thườngthiên về sử dụng những hình ảnh có sẵn trong nguồn thơ Đường (Trung Quốc) vàmang tính ước lệ, tượng trưng. Nhưng qua một thời gian dài, đề tài này đã đạt đến độchín, vừa dễ hiểu, trong sáng, vừa gần gũi với thực tế thiên nhiên mùa thu Việt Nam. 1. Đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam trước thế kỷ XIX Trong mối quan hệ ảnh hưởng của văn học trung đại Trung Quốc đối với vănhọc trung đại nước ta, thì thơ “vịnh thu” ViệtNam c ũng có sự ảnh hưởng và học hỏithơ Đường - một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại - cũng là điều tất nhiên.Cảnh thu có trong thơ Trung Quốc, được thể hiện qua hình ả nh: lá đỏ, rừng phong,tuyết đưa hơi lạnh, chày đập vải, cây ngô đồng... đã “du nhập” vào thơ thu Việt Nam,ở cả chữ Hán và chữ Nôm. Bắt nguồn cảm hứng từ một đêm thu đất nước, trong bài “Thu dạ dữ Hoànggiang Nguyễn Nhược thuỷ đồng phú”(Đêm thu cùng ngâm với Hoàng giang NguyễnNhược-thuỷ), Nguyễn Trãi viết: Hồng diệp đôi đình trúc ủng môn, Mãn giai minh nguyệt quá hoàng hôn. Cửu tiêu thanh lộ tam canh thấp, Tứ bích hàn cùng triệt dạ huyên. Thiên lại ngữ thu kinh thảo mộc, Ngọc thằng đê Hán chuyển càn khôn... (Lá đỏ chồng ở sân, trúc ôm lấy cửa, Đầy thềm trăng sáng quá lúc chạng vạng rồi. Móc trong chín tầng mây thấm ướt ba canh, Dế lạnh ở bốn vách kêu ran suốt đêm. Tiếng sáo trời báo tin thu khiến cây cỏ kinh động, Sao Ngọc thằng xuống thấp ở Ngân hà, càn khôn chuyển vần...)(1). Lá đ ỏ (hồng diệp) trong câu thơ trên là lá cây phong, thường có ở TrungQ uốc, vào giữa tiết thu nên ngả dần thành mầu đỏ tía. Còn trúc ôm l ấy cửa, đ ầythềm trăng sáng, khí thu lạnh nên “ móc… thấm ướt ba canh” là những nét hiện thựct hường t hấy vào d ịp cuối thu ở vùng r ừng núi miền Bắc nước ta. T iếng dế kêu, tiếngsáo trời, càn khôn chuyển vần là những âm thanh mùa thu có phần yên ả hơn, saunhững tháng xáo động mạnh mẽ của sấm sét, mây mưa mùa hè. Và những âm thanhấ y đ ược gợi lên t ừ cảm quan tinh tế, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh của một nh àt hơ lớn. Chất liệu tạo nên c ảnh thu ở đây phần lớn vẫn đ ược lấy từ cảnh vật và thờit iết Việt Nam, nhưng ngay ở câu đầu, chữ đầu của b ài thơ vẫn mang tính ước lệ,tượng tr ưng, vay mư ợn cảnh thu trong t hơ Trung Quốc. Vẫn chưa thoát khỏi công thức, ước lệ, tượng trưng, trong bài Thôn xáthu châm (Tiếng châm mùa thu ở thôn xóm) c ủa Nguyễn Trãi, hình ảnh chính vẫn làhòn đá (châm) để đập vải và giặt, với tiếng chày nện thình thình và nỗi buồn biệt lycủa người chinh phụ có chồng ngoài quan ải xa xôi. Là vùng thôn dã đang độ thu vềmà cảnh thiên nhiên mùa thu chỉ được biết qua vài nét chung chung như khắp sôngđâu đấy… Và người chinh phụ oán vì nỗi biệt ly tình, chẳng rõ ở thời nào, nơi nào?Bài này chỉ có 4 câu, được dịch thành thơ như sau: Khắp sông đâu đấy nện thình thình, Đất khách trăng khuya bỗng giật m ình. Quan ải mịt mù chinh phụ oán, Tiếng thu thảy gử i biệt ly tình. Đến Hồng Đức quốc âm thi tập gồm 328 bài thơ Nôm, ra đời cuối thế kỷ XV,khi văn học dân tộc được viết bằng chữ Nôm đã phát triển khá mạnh, thế mà thơ tảcảnh thu (trong mục Thiên địa môn) cũng chưa thực sự gắn với sắc màu cụ thể củathiên nhiên Việt Nam, vẫn còn chung chung, mơ hồ như là tả cảnh vật ở đâu đó.Chẳng hạn như bài thơ sau đây: Lác đác ngô đồng mấy lá bay, Tin thu hiu hắt lọt hơi may. Ngàn kia cách nư ớc so le địch, Mái nọ bên đường đủng đỉnh chày. Lau chổng bãi Nam ngàn dặm rợp, Nhạn về ải Bắc mấy hàng bay. Quí Ưng, Tống Ngọc dường bao nữa, Khi ấy nhiều người cám cảnh thay. Là ngư ời Việt Nam, làm thơ tả cảnh thu tại quê hương mình, đ ược viết bằngt iếng dân tộc mình thì không ít những hình ả nh cụ thể mang mầu sắc Việt Nam cót hể d ùng, thế mà c ứ phải lặp lại những “ mô típ” ngư ời nước ngoài và nhiều ngườitrong nư ớc đã viết, đến sáo mòn như l á ngô đồng, đủng đỉnh chày, n hạn về ải Bắc,Quý Ưng, T ống Ngọc từ đời nào bên Trung Quốc! Phải chăng trong một thời giandài, cách dạy và học theo lối giáo điều, khuôn sáo của nh à trường phong kiến đ ã hạnc hế sự linh hoạt, sáng tạo của các nh à thơ trung đ ại, xuất thân từ các nhà nho? Nhà thơ - nhà phê bình văn học Xuân Diệu có lời khen bài Mùa thu của NgôChi Lan, một nữ sĩ dưới thời Lê Thánh Tông là “một bước tiến của thơ”, “lời văn ởđây đã trong sáng, liền, thoải mái, không vất vả, không gợn, và có nhạc điệu”, đồngthời ông cũng chỉ ra hạn chế có tính cố hữu của các nhà thơ ở giai đoạn này: “Còn thìvẫn các yếu tố ước lệ: Gió vàng, bóng nhạn, giếng ngọc, rừng phong” (2). Bài thơ Nômcó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: