Danh mục

Cấp cứu ngừng tim phổi (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.08 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thổi ngạt cho bệnh nhân: Có thể chọn kỹ thuật thổi miệng-miệng hoặc miệng - mũi. Thông thường thổi miệng - miệng có hiệu quả hơn, người cấp cứu dùng 1 bàn tay đặt lên trán bệnh nhân ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp mũi bệnh nhân lại, các ngón tay của bàn tay thứ 2 vừa nâng hàm dưới của bệnh nhân lên trên ra trước đồng thời mở miệng bệnh nhân ra, người cấp cứu sau khi hít sâu áp chặt miệng vào miệng nạn nhân rồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu ngừng tim phổi (Kỳ 2) Cấp cứu ngừng tim phổi (Kỳ 2) 5.2. Thổi ngạt cho bệnh nhân: Có thể chọn kỹ thuật thổi miệng-miệng hoặc miệng - mũi. Thông thườngthổi miệng - miệng có hiệu quả hơn, người cấp cứu dùng 1 bàn tay đặt lên tránbệnh nhân ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau đồng thời dùng ngón trỏ và ngón cái kẹpmũi bệnh nhân lại, các ngón tay của bàn tay thứ 2 vừa nâng hàm dưới của bệnhnhân lên trên ra trước đồng thời mở miệng bệnh nhân ra, người cấp cứu sau khi hítsâu áp chặt miệng vào miệng nạn nhân rồi thổi hết không khí dự trữ qua miệngvào phổi của nạn nhân. Nếu nạn nhân quá to lớn, có thể áp dụng thổi miệng-mũi,người cấp cứu vừa dùng bàn tay vừa nâng xương hàm dưới của bệnh nhân lên trênra trước vừa khép miệng bệnh nhân lại, bàn tay thứ hai đặt lên trán nạn nhân ấnngửa đầu nạn nhân ra sau, sau khi đã hít sâu áp chặt miệng vào mũi nạn nhân rồithổi hết không khí dự trữ qua mũi vào phổi. Tần số thổi nên từ 12 - 15 lần/phút.Nếu làm đúng kỹ thuật, với mỗi lần thổi như vậy, sẽ thấy lồng ngực bệnh nhân nởvồng lên. Nếu làm không đúng kỹ thuật sẽ thấy lồng ngực bệnh nhân không nởtheo nhịp thở đồng thời thấy bụng bệnh nhân to dần lên theo từng nhịp thổi hoặckhông khí phì ra ngay trên mặt bệnh nhân. Động tác thổi ngạt giúp đưa không khícùng với oxy vào trong phổi nạn nhân, động tác thở ra thụ động sau khi ngừng thổikhông khí vào giúp không khí trong phổi thoát ra ngoài mang theo CO2. 5.3. ép tim ngoài lồng ngực: Người cấp cứu chọn vị trí thích hợp ở một bên bệnh nhân, một bàn tay đặtdọc theo chính giữa 1/2 dưới của xương ức bệnh nhân, bàn tay thứ hai đặt vuônggóc lên bàn tay thứ nhất, dùng lực của hai tay, vai và thân mình ép vuông gócxuống lồng ngực của bệnh nhân sao cho xương ức lún xuống từ 4 - 5 cm, sau đónhấc tay lên mà tiếp tục nhịp ép thứ hai, tần số lên khoảng 80 - 100 lần/phút. Vớimỗi nhịp ép tim đúng kỹ thuật sẽ phải bắt được động mạch bẹn hoặc động mạchcảnh nảy. Phải ép như vậy thì mới có thể làm tống máu lên vòng tuần hoàn nhờ cólực ép trực tiếp lên tim kết hợp với làm thay đổi áp lực trong lồng ngực. Động tácnày sẽ đưa máu từ thất phải lên trao đổi khí ở phổi, đưa máu từ thất trái lên tuầnhoàn vành và tuần hoàn não, còn máu sẽ thụ động trở về nhĩ khi ngừng ép khiếntim giãn ra và áp lực trong lồng ngực giảm xuống. Hai động tác ép tim và thổi ngạt phải được thực hiện xen kẽ với nhau mộtcách nhịp nhàng, có thể thổi một lần rồi ép tim 5 lần hoặc thổi 2 - 3 lần rồi ép tim15 lần. Cách thứ hai tốt hơn vì tạo được áp lực tống máu cao hơn nhưng khiếnngười cấp cứu chóng mệt hơn. 5.4. Như thế nào là cấp cứu ngừng tim-phổi cơ bản có hiệu quả: Đó là khi việc cấp cứu đạt được mục đích cung cấp được máu và oxy đếncho tuần hoàn não, tuần hoàn vành cũng như tổ chức tế bào. Biểu hiện lâm sàng làniêm mạc môi bệnh nhân ấm và hồng trở lại, đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxynão chưa lâu và còn khả năng hồi phục. Càng tốt hơn nếu như có các dấu hiệu củasự sống như: thở trở lại, tim đập lại, ý thức tỉnh trở lại... Cần lưu ý là chỉ các dấuhiệu cung cấp được oxy cho tổ chức tế bào (môi ấm hồng trở lại) mà chưa có dấuhiệu tổn thương nặng nề ở tổ chức não (đồng tử co lại). Vì vậy cần kiên trì cấpcứu, đồng thời gọi các đội cấp cứu y tế hoặc vừa cấp cứu vừa vận chuyển bệnhnhân đến một cơ sở y tế gần nhất. 6. Kỹ thuật cấp cứu ngừng tim - phổi cơ bản ở tuyến quân y đơn vị. 6.1. Khai thông đường thở: Kỹ thuật khai thông đường thở không có gì khác so với phần trên, nạn nhâncần được đặt nằm ngửa trên giường cứng, nếu là giường đệm cần đặt một miếnggỗ mỏng dưới lưng bệnh nhân. Cần có máy hút để hút đờm dãi, kìm mở miệng,panh để gắp dị vật... 6.2. Hô hấp nhân tạo: Bệnh nhân được khai thông đường thở, người cấp cứu dùng masque úp khítlên mũi và miệng của nạn nhân, masque này được nối với bóng bóp. Cần bóp bóngcho bệnh nhân khoảng 20 nhịp/phút, thể tích mỗi lần bóp vào khoảng10 - 15ml/kg. Tốt nhất là bóp bóng nối với nguồn oxy với lưu lượng 6 - 8 lít/phút. 6.3. ép tim ngoài lồng ngực: Giống như khi cấp cứu không có phương tiện; động tác ép tim và thổi ngạtcần xen kẽ với nhau một cách nhịp nhàng như ở phần trên. 6.4. Dùng thuốc trong cấp cứu ngừng tim-phổi: + Thuốc đầu tay là adrenalin đóng ống 1mg/1ml, thuốc kích thích thụ thểadrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim (đặc biệt là nút xoang) làm cho timđập lại. Liều dùng là 1mg cho 1 lần tiêm, nhắc lại 5 phút một lần nếu như tim chưađập lại, có thể tăng liều lên 3mg cho một lần tiêm nếu như dùng liều 1mg khôngcó hiệu quả. Đường tiêm thuốc tốt nhất là tiêm vào tĩnh mạch, đặc biệt tiêm vào tĩnhmạch trung tâm vì là con đường nhanh nhất đưa thuốc tới nút xoang. Nếu tiêm vàotĩnh mạch ngoại vi cần chọn tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh m ...

Tài liệu được xem nhiều: