Danh mục

Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.55 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo: . Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tác dụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với bột ‘Tiểu đậu hoa’ với rượu thì không say (Danh Y Biệt Lục). . Cát căn có đặc tính giải được các vết độc của Sắn (khoai mì), Ba đậu và các loại ngộ độc khác (Lôi Công Dược Bối).. Cát căn trị được chứng bệnh thời hành do thiên thời có nôn mửa. Có tác dụng khai vị, giải độc rượu (Dược Tính Bản Thảo).. Người bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) Cát căn chữa bệnh huyết áp thấp (Kỳ 4) Tham khảo: . Cây sắn dây cho hoa gọi là Cát hoa, có vị ngọt bình, không độc, có tácdụng giải độc của rượu, trường phong hạ huyết uống với bột ‘Tiểu đậu hoa’ vớirượu thì không say (Danh Y Biệt Lục). . Cát căn có đặc tính giải được các vết độc của Sắn (khoai mì), Ba đậu vàcác loại ngộ độc khác (Lôi Công Dược Bối). . Cát căn trị được chứng bệnh thời hành do thiên thời có nôn mửa. Có tácdụng khai vị, giải độc rượu (Dược Tính Bản Thảo). . Người bị chó dại cắn có độc, đâm Cát căn sống uống rất hay, nếu khôngcó tươi, dùng bột trộn nước giếng rịt vào chỗ bị thương (Tân Tu Bản Thảo DdôfKinh). . Bột Cát căn làm khỏi khát, thông được đại tiểu tiện, giải được độc củarượu, trị nóng nảy bồn chồn trong người, chế ngực được độc của Đan thạch, gĩanát ép lấy nước uống trị trẻ con sốt (Khai Bảo Bản Thảo). . Bột Cát căn tán được uất hỏa (Bản Thảo Cương Mục). . Cát căn chữa được chứng nhức đầu vì nóng, giải được nhiệt ở cơ biểu làmkhỏi khát, sởi mới phát, làm đậu dễ mọc, giải độc tỉnh táo (Bản Thảo ThôngNguyên). . Cát căn vị cay đắng khí bình, tính thăng phát, nó nhập kinh Túc dươngminh Vi, nó cổ động cho Vị khí, sinh tân chỉ khát, nó cũng nhập được Tỳ kinh nênkhai thông tấu lý làm ra mồ hôi, giải cơ biểu và bớt nóng nảy, nhưng phải để ý Cátcăn khi nào gặp nhức đầu như búa bổ đó là truyền vào Dương minh kinh thì có thểdùng được, nếu chưa truyền vào tới Dương minh mà lại dùng nó là tự dẫn tà nhậpvào trong, không được dùng lúc ấy. Vì dương minh kinh chủ về cơ nhục mà dùngCát căn khai thông cơ nhục, tất nhiên tân dịch theo nó ra ngoài thì e rằng dạ dầycàng bị khô ráo mãi, đến nỗi phần âm phải tuyệt vong sao? Nhưng những chứngđậu sởi còn chưa phát thì có thể dùng nó mà thăng đê, người say rượu giải rượu đómà cho tỉnh, người có hỏa uất thì dùng nó cho tiêu tan đi, nhưng phải xét kỹ khikhỏi bệnh không được dùng nó quá lâu làm tổn thương tới vị khí (Bản Thảo CầuChân). . Cát căn chủ về đưa lên, có vị ngọt tác dụng chính là làm tiêu tan tà ở biểu,dùng 2-12g có thể chữa được bệnh trong cơ nhục, mỡ, thớ thịt làm ra mồ hôi. Đólà vị thuốc thuộc về Túc dương minh Vị kinh chữa được chứng thương hàn phátsốt, cổ khô, mũi khô đau nhức mắt, mất ngủ sốt rét, báng tích nhiệt độ cao. Vịthuốc Ma hoàng, Tử tô luôn chữa những bệnh ở ngoài biểu nhưng Cát căn là vịchuyên về giải cơ mà thôi, có vị ngọt khí mát nên cổ động và vỗ về Khí Vị, và lạiTỳ chữa về cơ nhục lại làm chủ cả tay chân, nếu như dương khí bị uất trong tỳ vịgiống như chứng ở biểu, ăn uống bình thương nhưng có điều là tay chân cơ nhụcnóng như lửa thì dùng nó cũng như Thăng ma, Sài hồ, Phòng phong, Khương hoạt,theo những tễ thăng dương tán hỏa, thanh cơ thoái nhiệt, đó là phương pháp củatiết lập trai là những phương thuốc thánh thường dùng. Nếu gặp chứng đứt tay,trúng gió đến nỗi cấm khẩu, không ăn uống được thì đâm nước cốt Cát căn vớiTrúc lịch đổ vào thì tỉnh ngay, nếu không có tươi thì dùng khô với rượu cũngđược. Các chứng đậu sang, chẩn độc, khó mọc ra được dùng nó để phát ra cũng lànhững phương thường được hay dùng (Biện dược chỉ nam). . Cát căn khí vị đạm bạc, chất nhẹ, lỏng lẻo không chắc chắn như các vịkhác, nó sinh ra lúc mùa xuân, mọc dây leo rất nhanh nên tính nó hay thăng phátra những khí thanh dương tỳ Vị. Theo bài luận về chứng thương hàn đều cho nó làVị chủ về dược khí của kinh Dương minh, bởi chính ở chỗ đó là chỗ biểu tà uất ởngoài. Dương khí của vị không thể tán ra để ban bố đi được, nên phải dùng nó nhờtính nhẹ nhàng để dâng lên, nó sẽ làm cho động nhẹ vào khí thanh dương để chếngực được ngoài hàn, đó là do sự biểu tà giải được thì vị dược được thư thái mớiphát ra được. Vì vậy mà Cát Căn Thang trong đó có Ma hoàng thì lại càng rõ ràngchính nó lại là vị thuốc của Dương minh kinh, biểu tà là chủ chốt ở đó chứ khôngphải nó chuyên giữ về chứng lý nhiệt của kinh Dương minh đâu. Vị này TrươngTrọng Cảnh đã có bàn về cách dùng Bạch Hổ Thang chứ không phải là Cát CănThang hoàn toàn tuyệt đối. Cho nên mặc dù nó hay thật nhưng phải dùng đúngtrong trường hợp nào thì mới toàn diện vậy (Bản Thảo Quát Yếu Thi). + Cát căn thứ nào cũng chỉ chữa ở một kinh Dương minh. Đông Viên nói:Cát căn cổ vũ Vị khí, làm thánh dược chữa chứng hư tả, phong dược phần nhiều làtáo. Cát căn chuyên về chỉ khát ở Vị, nó có tác dụng làm thăng đề Vị khí bị hạhãm, đem lên tới phế kim để sinh thủy vận. Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinhthái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ da lông. Cát căn là thuốc chữa bệnh ởkinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán nhưng hướng đivào của nó là khác nhau (Dược Phẩm Vậng Yếu). . Cây còn cho lá gọi là Cát căn diệp trị cầm máu do vết dao, đắp vào, hoặcgĩa nát tươi uống nước còn bã đắp nơi chỗ rắn cắn. Cây còn cho dây bò dưới đấtgọi là Cát căn man trị viêm họng cấp tính, viêm thanh quản cấp tính, đốt cháy tánbột uống với nước. Cho bã gọi là Cát căn xác hay Cát căn xác có vị ngọt, tính bìnhkhông độc trị lỵ, giải độc rượu. Cho dây gọi là Cát căn đằng có tác dụng tiêu sưng,trị nhọt lở, viêm họng thanh quản, sưng núm vú, trẻ con cấm khẩu (Trung QuốcDược Học Đại Từ Điển). + Cát căn dùng sống có tác dụng giải cơ nhiệt, sinh tân dịch, dùng nướngthì kích thích Vị khí đi lên. Muốn hạ sốt, nên dùng sống; Muốn cầm tiêu chảy, nênnướng lên (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Hoa Cát căn giải được say rượu. Nước Cát căn sông giải được ôn độc(Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: (1) Ngoài loài Sắn dây gọi là Phấn cát vừa miêu tả ở trên ra, còn có 3 loàiSắn dây dưới đây, củ cũng giống để làm thuốc. a. Sắn dây để ăn (Pueraria edulis Pamp) là cây dây leo. Lá dài hình đầu mũitên, lá đơn không nứt khía, cuống hoa và thân cây không có lông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: