Danh mục

CÂU HỎI PR

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

câu 1: anh chị hãy phân tích vai trò của PR trong hoạt động của chính phủ hãy xây dựng 1 câu chuyện tình huống để chứng minh vai trò của Pr là công cụ hữu hiệu sắc bén câu 2: tại sao nói hoạt động pr là cầu nối giữa chính phủ vơi người dân, giữa đảng với người dân hãy lấy ví dụ thực tiễn tại nơi mà anh chị công tác để chứng minh cho nhận định trên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÂU HỎI PR câu 1: anh chị hãy phân tích vai trò của PR trong hoạt động của chính phủ hãy xây dựng 1 câu chuyện tình huống để chứng minh vai trò của Pr là công cụ hữu hiệu sắc bén câu 2: tại sao nói hoạt động pr là cầu nối giữa chính phủ vơi người dân, giữa đảng với người dân hãy lấy ví dụ thực tiễn tại nơi mà anh chị công tác để chứng minh cho nhận định trên Ví dụ, “quản lý khủng hoảng” là nói đến công việc của người làm công tác quan hệ công chúng ở một tổ chức nào đó trong  trường hợp xảy ra sự cố. Trong bất cứ trường hợp nào, sự cố thường làm ảnh hưởng đến phẩm chất và thanh danh của nơi  đó,thường bị báo chí tập trung mũi nhọn khai thác thông tin sự việc.Vậy để trách những thông tin sai lệch và gây ra những tổn  hại tiếp theo cho tổ chức đó, người làm công tác quan hệ công chúng, cùng với những người quản lý chức năng, cần phải  chuẩn bị để đưa ra thông tin nhanh, kịp thời và đầy đủ cho báo chí. Bằng cách đó, họ là người chủ động trong việc đưa tin hơn  là bị đưa tin. Thực tế cho thấy rằng cố tình che dấu sự việc chỉ làm tăng thêm lời đồn đại và gây ra những ảnh hưởng xấu trong  dư luận công chúng. Ví dụ, thảm họa động đất mạnh 9 độ rích­te ở biển Ấn độ dương dẫn đến những cơn sóng thần đã cướp đi sinh mạng của hơn 150  nghìn người dân và gây thiệt hại khủng khiếp cho 12 nước vào dịp lễ Giáng sinh và năm mới của năm 2004 đã gây sự quan tâm sâu  sắc của toàn thể nhân loại. Rất nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới, trong đó có Unicef đã đưa những hình ảnh của thảm họa thiên tai  này trên các hãng truyền hình vệ tinh CNN và BBC nhằm khơi dậy sự xúc động của dân chúng kèm theo lời kêu gọi đóng góp ủng hộ  cứu giúp các vùng bị nạn. Đây chính là công việc của các nhân viên quan hệ công chúng. Ví dụ, họ tổ chức họp báo, phân phát thông cáo báo chí để giới thiệu về hoạt động công ty của họ hay về sản phẩm mới nào  đó của họ. Công việc quan hệ công chúng ở đây giống như là công tác tuyên truyền, làm cho báo chí đưa thành tích tốt mà  các công ty đã đạt được. Chính việc này đã tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa báo chí của ta và báo chí tư bản. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: Một ngành công nghiệp đầy thách thức TSKH: Đinh Thúy Hằng Ở các nước Phương Tây, đặc biệt là Mỹ, quan hệ công chúng (public relations­ PR) hay còn được gọi là truyền thông công chúng  (public communication) phát triển rất manh mẽ. Trong các cơ quan của chính phủ, từ các văn phòng của tổng thống, thủ tướng đến các  bộ, ngành đều có một bộ phận làm chức năng này, được gọi là người phát ngôn của chính phủ, của tổng thống, thư ký báo chí, vv.  Thường thì có các văn phòng báo chí là đầu mối của mọi sự liên lạc giữa các quan chức chính phủ nhằm đưa các thông điệp đến người  dân qua báo chí. Thực chất, công việc của những nhân viên báo chí này là cung cấp thông tin cho báo chí. Họ là những người ủng hộ  quan điểm của chính phủ, giải thích, truyền đạt các thông tin của chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nghiệp đoàn và các tổ chức khác nhau trong xã hội đều cần đến vai trò của người làm công tác “quan  hệ công chúng” để nhằm quảng bá, đánh giá thái độ của công chúng, xác định chính sách và tiến trình hoạt động của họ, hoặc một cá  nhân nào đó, và đồng thời tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm nâng cao sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng. Ở các nước  Phương Tây, ngành điện ảnh, văn hóa và thể thao cũng là nơi tạo ra rất nhiều việc làm cho các công ty “quan hệ công chúng” bởi vì  các ngôi sao điện ảnh, người mẫu, thể thao, ca sĩ, nhạc sĩ, vv đều cần phải thuê các nhân viên quan hệ công chúng để làm các công  việc quảng bá, tổ chức các cuộc phỏng vấn khi họ muốn được ‘lăng xê” trên báo chí, và thay mặt họ đối phó với sự xoi mói của giới  báo chí. Hiện nay ở nước ta, sự phát triển các thành phần kinh tế đã tạo ra cơ hội cho ngành này, tuy nhiên sự hiểu biết về ngành này còn rất it. Thế nào là quan hệ công chúng? sau đây là định nghĩa được tổng hợp từ nhiều định nghĩa khác nhau được nghiên cứu trên mạng  Internet: Quan hệ công chúng là thông tin và các hoạt động nhằm thu hút sự ủng hộ hoặc kiến thức của cộng đồng về một chương  trình hoặc sự việc nào đó; nhằm đưa ra thông tin cho những tầng lớp công chúng khác nhau để quảng bá cho một cá nhân, một tập  thể, hoặc một ý tưởng với mục đích gây ảnh hưỏng tới thái độ và ý kiến của họ có lợi cho một người nào đó hoặc một sản phẩm nào  đó. Quan hệ công chúng cũng bao gồm cả việc phát triển và duy trì thái độ và sự hiểu biết những mục tiêu của một tổt chức nào đó.  (Google search: definitions of public relations). Theo học giả người Mỹ Howard Stephenson, nghề nghiệp quan hệ công chúng là một nghệ thuật thuyết phục mọi người để rồi họ cần  phải tiếp nhận một thái độ nào đó hoặc theo đuổi một hành động nào đó thường là liên quan đến việc quản lý. Báo chí truyền thông là  một công cụ hiệu quả trong việc đăng tải những thông điệp, ý tưởng đến cho mọi người ( trong cuốn sách: “Cẩm nang về Quan hệ  công chúng”). Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA) là một trong những hiệp hội thương mại chuyên ngành hàng đầu của Mỹ. Theo PRSA,  ngành quan hệ công chúng đã được định nghĩa rất khác nhau và đó cũng không có gì là lạ. Từ thủa xa xưa, người ta nhấn mạnh vai trò  của phương tiện báo chí và quảng bá­những thành phần cơ bản mà dựa vào đó quan hệ công chúng đã phát triển. Nhưng hiện nay,  ngành công nghiệp quan hệ công chúng đang thúc đẩy việc xác định lại vai trò của nó. Những người làm quan hệ công chúng muốn  nhìn nhận họ là người quản lý. Tuy nhiên, những trường phái chỉ trích ngành công nghiệp này, trong đó có hai học giả người Mỹ, Edward Herman và Noam Chomsky  thì cho rằng các hoạt động của quan hệ công chúng là nhằm sản xuất ra sự nhất thuận hàng loạt (trong cuốn: “Sản xuất sự đồng nhất”  của hai tác giả này). Có nghĩa là, sự có mặt của ngành quan hệ công chúng đã tạo ra một lớp người tiếp nhận thông tin từ gốc, điều  chỉnh lại để có lợi cho họ trước khi công bố cho công chúng. Trước đây, báo chí thường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: