Danh mục

CẤU TẠO - CHỨC NĂNG CỦA HỒNG CẦU

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.22 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CẤU TẠO - CHỨCNĂNGCỦA HỒNG CẦUI. CẤU TẠO 1. HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC. Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Ở điều kiện tự nhiên, nó có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7,2mm, bề dày ở ngoại vi là 2,2mm, ở trung tâm là 1mm Thể tích một hồng cầu là 83mm3 (83femtolit). Nhờ có tính đàn hồi tốt mà hồng cầu dễ dàng thay đổi hình dạng khi đi qua các mao mạch....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẤU TẠO - CHỨC NĂNG CỦA HỒNG CẦU CẤU TẠO - CHỨCNĂNGCỦA HỒNG CẦUI. CẤU TẠO1. HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC.Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Ở điều kiện tự nhiên, nócó hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7,2mm, bề dày ở ngoại vi là 2,2mm, ở trung tâm là1mm Thể tích một hồng cầu là 83mm3 (83femtolit). Nhờ có tính đàn hồi tốt mà hồng cầu dễ dàngthay đổi hình dạng khi đi qua các mao mạch. Diện tích bề mặt hồng cầu lớn (do có hai mặt lõm),vì vậy khi hồng cầu biến dạng màng hồng cầu không bị căng và vỡ ra. Nếu tính diện tích toàn bộmàng hồng cầu trong cơ thể cộng lại, có thể lên đến 3000m2.2. THÀNH PHẦN.Tỷ lệ thành phần của hồng cầu% Các thành phần67,00 Nước28,00 Hemoglobin0,30 Lipid các loại (lecitin, cholesterol)2,00 Những chất khác có chứa nitơ (enzym, protein, glutation)0,02 Urê Các chất vô cơ (K+)1,20Hồng cầu có một cấu trúc đặc biệt với nhiều thành phần khác nhau. Nó gồm một nền do proteinvà lipid tạo nên. Đa số lipid đều kết hợp với protein tạo thành lipoprotein. Trong nền còn cóglucose, clorua, phosphat... Nền và màng chiếm 2 -5% trọng lượng hồng cầu. Giữa các mắt củanền có hemoglobin. Hai thành phần quan trọng nhất của hồng cầu được nghiên cứu nhiều đó làmàng hồng cầu và hemoglobin. Màng hồng cầu mang nhiều kháng nguyên nhóm máu.Hemoglobin là thành phần quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu.3. SỐ LƯỢNG.Người trưởng thành, ở máu ngoại vi có 3,8 x 1012 hồng cầu/lít (đối với nữ); 4,2 x1012 hồngcầu/lít (đối với nam). Trẻ mới sinh, ở ngày đầu số lượng hồng cầu rất cao (5,0 x1012 hồngcầu/lít). Sau đó, do hiện tượng tan máu, số lượng hồng cầu giảm dần. Trẻ em dưới 15 tuổi có sốlượng hồng cầu thấp hơn người trưởng thành 0,1 - 0,2 x 1012 hồng cầu/lít. Số lượng hồng cầuổn định ở tuổi trưởng thành.Số lượng hồng cầu tăng lên sau bữa ăn, khi lao động thể lực, sống ở trên núi cao 700 - 1000m,khi ra nhiều mồ hôi, đái nhiều, ỉa chảy, bỏng mất huyết tương, trong bệnh đa hồng cầu, bệnhtim bẩm sinh.... Số lượng hồng cầu giảm lúc ngủ, khi uống nhiều nước, cuối kz hành kinh, sauđẻ, đói lâu ngày, ở nơi có phân áp oxy cao, các loại bệnh thiếu máu, suy tuỷ, nhiễm độc, chảymáu trong, chảy máu do vết thương...4. QUÁ TRÌNH SINH HỒNG CẦU4.1. Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của hồng cầuNhững tuần đầu của thai nhi hồng cầu có nhân được lá thai giữa sản xuất. Từ tháng thứ hai trởđi gan, lách, sau đó là hạch bạch huyết cũng sản xuất ra hồng cầu có nhân. Từ tháng thứ 5 củakz phát triển thai, tuỷ xương bắt đầu sản xuất hồng cầu và từ đó trở đi, tuỷ xương là nơi duynhất sinh ra hồng cầu. Sau tuổi 20 các tuỷ xương dài bị mỡ hoá, còn tuỷ xương xốp như xươngsống, xương sườn, xương ức, xương chậu sản xuất hồng cầu. Vì vậy tuổi già dễ bị thiếu máuhơn.Tế bào tuỷ xương là tế bào gốc vạn năng có khả năng duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc và pháttriển thành tế bào gốc biệt hoá để tạo ra các dòng khác nhau của tế bào máu (theo thuyết mộtnguồn gốc). Tế bào gốc biệt hoá sinh ra h ồng cầu được gọi là đơn vị tạo cụm của dòng hồngcầu: C.F.U.E (Colony forming unit erythrocyt). Sau đó các tế bào dòng hồng cầu trải qua các giaiđoạn sau đây. Tiền nguyên hồng cầu (proerythoblast) Nguyên hồng cầu ưa kiềm( normoblast ưa kiềm) à Nguyên hồng cầu đa sắc (normoblast đasắc) à Nguyên hồng cầu (normoblast) à Hồng cầu lưới (reficulocyt) à Hồng cầu trưởng thành(erythrocyt)Nhân của nguyên hồng cầu mất đi khi nồng độ hemoglobin trong bào tương cao > 34%. Hồngcầu chính thức không có nhân xuyên mạch rời bỏ tuỷ xương vào hệ tuần hoàn chung. Hồng cầulưới cũng có khả năng vào máu như hồng cầu trưởng thành nhưng tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 1%tổng số lượng hồng cầu ở máu ngoại vi, khoảng 1-2 ngày sau hồng cầu lưới trở thành hồng cầutrưởng thành. Hồng cầu sống trong máu khoảng 120 ngày (người da trắng), gần 120 ngày(người Việt).Hệ thống enzym nội bào hồng cầu luôn luôn tổng hợp ATP từ glucose để duy trì tính đàn hồicủa màng tế bào, duy trì vận chuyển ion qua màng, giữ cho sắt luôn luôn có hoá trị 2, đồng thờingăn cản sự oxy hoá protein trong hồng cầu. Trong quá trình sống, hệ thống enzym giảm dần,hồng cầu già cỗi, màng hồng cầu kém bền và dễ vỡ.Một phần hồng cầu tự huỷ trong máu, còn đại bộ phận hồng cầu bị huỷ trong tổ chức võng - nộimô của lách, gan, tuỷ xương. Hemoglobin được giải phóng ra bị thực bào ngay bởi các đại thựcbào lách, gan, tuỷ xương. Đại thực bào giải phóng sắt vào máu và nó được vận chuyển dướidạng ferritin. Phần porphyrin của hem trong đại thực bào được chuyển thành sắc tố bilirubingiải phóng vào máu, rồi qua gan để bài tiết theo mật.4.2.Các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sinh hồng cầuĐể tạo thành hồng cầu, trong cơ thể có hai quá trình song song: sự tạo thành tế bào hồng cầuvà sự tổng hợp hemoglobin. Đây là những quá trình rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nguy ...

Tài liệu được xem nhiều: