Danh mục

Chăm bé sơ sinh mùa đông

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.25 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm, hay hạn chế tắm bé hết mức vì sợ lạnh đều là sai lầm của các mẹ khi chăm bé sơ sinh. Đảm bảo đủ ấm cho bé sơ sinh Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Lê Tố Như (phó Khoa sơ sinh, BV Nhi trung ương): Đây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé sơ sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5-37ºC. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm bé sơ sinh mùa đông Chăm bé sơ sinh mùa đôngĐóng bỉm cho bé suốt ngày đêm, hay hạn chế tắm bé hết mức vì sợ lạnh đều là sailầm của các mẹ khi chăm bé sơ sinh.>> Đảm bảo đủ ấm cho bé sơ sinhDưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Lê Tố Như (phó Khoa sơ sinh, BV Nhi trungương):Giữ ấmĐây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé sơ sinh. Dù nằm cạnhmẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5-37ºC. Trong phòngcủa bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25–28ºC, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có giólùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khíCO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.Có nhiều cách giữ ấm cho bé, quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếubé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da. Tốt nhất nêncho bé nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹvừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.Ngoài ra, cần cho bé ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bịđói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa.Vệ sinh cho béMùa đông, các mẹ thường rất ngại tắm cho con vì sợ bé nhiễm lạnh. Tuy nhiên, bésơ sinh cần luôn được giữ sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì khôngnên tắm cho bé, nhưng vẫn cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộphận sinh dục, bẹn, nách, cổ. Tắm, lau cần để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi.Không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho bé. Có thể ban đêm cho bé dùngtã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần thaythường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay lau rửa nhẹ nhàngvùng kín để tránh bị hăm, viêm da.Mỗi lần con nôn, trớ cũng cần phải thay ngay, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩmướt vì cơ thể bé có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.Bảo vệ đường hô hấp cho conNgạt mũi là hiện tượng hay gặp ở bé sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi củabé rất nhỏ. Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến békhó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.Để khắc phục tình trạng này cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằngnước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nướcmuối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác màkhông có ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám.Vấn đề hay gặp nhất của bé sơ sinh mùa đông là nhiễm trùng đường hô hấp do sứcđề kháng của các bé còn kém, chưa thích nghi được với môi trường mới. Vì thế bốmẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc con.Những dấu hiệu cần đưa bé sơ sinh đi khám tại bệnh viện:- Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.- Bé sốt cao, ly bì.- Bé khó thở, bị co giật.- Nôn trớ nhiều.- Vàng da. Theo Vương Linh VnExpress

Tài liệu được xem nhiều: