Danh mục

CHÂM CỨU HỌC - Cửu Biến Thích

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.70 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiên ‘Quan Châm’ (L. Khu 7, 22-31) có nêu lên cách châm Cửu Biến Thích để ứng với 9 biến: 1- Du thích: là phép châm các huyệt Huỳnh, Du của các kinh và các huyệt (bối) du của tạng phủ. 2- Viễn đạo thích: phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối “Phủ du”. 3- Kinh thích: châm vào vùng kết lạc của các kinh chính, thuộc vùng của kinh chính (đại kinh). 4- Lạc thích: châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc. 5- Phận thích: châm vào khoảng vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU HỌC - Cửu Biến Thích CHÂM CỨU HỌC Cửu Biến Thích Thiên ‘Quan Châm’ (L. Khu 7, 22-31) có nêu lên cách châm C ửuBiến Thích để ứng với 9 biến: 1- Du thích: là phép châm các huyệt Huỳnh, Du của các kinh và cáchuyệt (bối) du của tạng phủ. 2- Viễn đạo thích: phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó làchâm theo lối “Phủ du”. 3- Kinh thích: châm vào vùng kết lạc của các kinh chính, thuộc vùngcủa kinh chính (đại kinh). 4- Lạc thích: châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc. 5- Phận thích: châm vào khoảng vùng thịt (phận nhục). 6- Đại tả thích: dùng kim Phi châm để đâm vào vùng nhiều mủ. 7- Mao thích: châm các chứng “Tý” nổi cạn lên ở vùng bì phu. 8- Cự thích: bệnh ở tả thì châm ở hữu, bệnh ở hữu thì châm bên tả. 9- Thôi thích: châm bằng cách đốt nóng, nhờ vậy, trừ được các chứngTý. Thập Nhị Tiết Thích Trong thiên “Quan Châm” cũng đề cập đến cách châm 12 “Tiết” đểứng với 12 kinh: 1- Ngẫu thích: phép châm dùng tay ấn ngay ở trước hoặc sau lưng chỗđang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng“Tâm tý”. Khi châm, phải châm kim nghiêng (bàng châm). 2- Báo thích: châm vào những nơi đau nhức không nhất định, chạy lênchạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái ấn lên chỗđau rồi mới rút kim. Châm như vậy nhiều lần. 3- Khôi thích: châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau hoặcphía trước, nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị các chứng tê ở gân(cân tý). 4- Tề thích: châm 1 kim thẳng, 2 kim nghiêng (xiên) nhằm trị chứnghàn khí đang còn chưa đi sâu vào trong, còn gọi là Tam thích, Tam thíchnhằm trị chứng tê (tý khí) đang còn chưa đi sâu vào trong. 5- Dương thích: châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim, châm cạnnhằm trị hàn khí đang còn ở cạn mà rộng. 6- Trực châm thích: dùng tay kéo da lên rồi mới châm nhằm trị hànkhí còn ở cạn. 7- Du thích: châm thẳng vào, rút thẳng ra, châm thật sâu và lưu kimthật lâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt. 8- Đoản thích: châm vào đến tận xương, mũi kim hơi dao động và đisâu vào đến chỗ mà mũi kim cần đạt tới, như thế là đang có tác động lênxuống để trục tà khí đang ở sâu phải ra. Đoạn này (số 8), hơi khó dịch qua nghĩa tiếng Việt, xin ghi lại nguyênâm để tiện đối chiếu: “Bát viết: Đoản thích, Đoản thích giải thích cốt tý sảodao nhi nhâm chi trí châm cốt sở dĩ thượng hạ ma cốt dã”. 9- Phù thích: châm các mũi kim vây quanh vùng đau và châm cạnnhằm trị chứng cơ bị chứng cấp mà hàn. 10- Âm thích: châm cả hai bên phải trái nhằm trị chứng “hàn quyết”,châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm sau mắt cá chân. 11- Bàng châm thích: 1 mũi kim châm thẳng, 1 mũi kim châm xiênbên cạnh mỗi bên 1 mũi kim, nhằm trị chứng tê lâu trong cơ thể. 12- Tán thích: châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm nhiều kim màchâm cạn xuất huyết, trị chứng ung thũng (L. Khu 7, 32-44).

Tài liệu được xem nhiều: