Chăm sóc Sức Khỏe Mùa Hè
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc Sức Khỏe Mùa Hè Sức Khỏe Mùa Hè Mùa hè là thời gian người ta ra ngoài làm vườn, đi du lịch. Vì tiếp xúcvới môi trường nhiều hơn nên cũng có một số vấn đề về sức khoẻ riêng xảyra trong mùa hè. HOẠT ĐỘNG CHUNG QUANH NHÀ Làm vườn, cắt cỏ có thể gặp phải những vấn đề sau đây: 1. Dị ứng với poison ivy Poison ivy mọc ở chỗ ẩm ướt, có thể leo quanh các cây lớn. Nhựa củanó có thể gây dị ứng làm thành các vệt đỏ ngứa ở da, phồng thành mụn cónước. Poison ivy được nhận ra bởi lá kép gồm 3 lá đơn họp lại. Nhựa vốntrong nhưng khi tiếp xúc với không khí đổi thành màu đen nên lá có chấmđen là một dấu hiệu điển hình. Để phòng ngừa cần mặc quần dài áo dài tay, dùng bao tay bằng nhựa.Nếu bị tiếp xúc với poison ivy, cần rửa ngay bằng nước và xà bông. Nếuphải làm việc ỏ vùng có poison ivy, có thể ngừa bằng cách xức Ivy Block đểphủ một lớp mỏng trên da Điều trị: trong trường hợp nhẹ, có các thuốc bán tự do làm giảm ngứanhư calamine, ivy rest, ivy sooth, hydrocortisone, antihistamines; trongtrường hợp nặng, trên 10% diện tích da bị phản ứng, cần dùng steroid cónồng độ mạnh hơn, và uống corticosteroids. 2. Ong đốt. Có nhiều loại ong khác nhau gây phản ứng khác nhau.Phản ứng nhẹ, chỉ đau ở chỗ bị chích, có một vùng tròn nhỏ đỏ và ngứa sẽbiến đi sau vài giờ, chỉ cần dùng thuốc xức để làm giảm bớt cảm giác đau vàphản ứng viêm như hydrocortisone. Phản ứng tại chỗ mạnh, do nọc độc gâyphản ứng mẫn cảm mà cao diểm xảy ra sau 48 giờ, kéo dài trong 1 tuần. Bácsĩ thường dùng thuốc giảm đau chống viêm như chống histamine và steroids. Phản ứng độc toàn thân giống như bị “sốc”, cần điều trị khẩn cấp bằngepinephrine, thuốc chống histamine và steroid loại chích.. Chỉ 10-30 phút sau khi bị ong đốt, bệnh nhân cảm thấy nặng ngực,khó thở, toát mồ hôi, nổi đỏ khắp người. Có nguời bị phù nề thanh quản, cothắt khí quản, bị trụy mạch, có thể chết. Những người đã bị phản ứng nặng,cần có sẵn epinephrine để tự chích khi bị ong đốt và cần được giới thiệu đếnbác sĩ chuyên về dị ứng để điều trị miễn dịch. Điều trị: sau khi bị ong hoặc côn trùng đốt, cần lấy ngòi có nọc độc rabằng cách dùng một nhíp nhỏ, kẹp vào ngòi độc và rút thẳng ra, dùng thuốcgiảm đau bán tự do như benzocaine, lidocaine, pramoxine, hydrocortisone,hoặc giảm kích thích như menthol, methylsalicylate, camphor và capsicum. 3. Muỗi đốt. Khi đốt để hút máu, muỗi truyền nước bọt của nó chongười, nước bọt có thể mang siêu vi trùng như siêu vi West Nile. Nhữngtrường hợp nhẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, những trường hợp nặng cầnnhập viện. Phòng ngừa: không ra vườn từ hoàng hôn đến tảng sáng là thời gianmà muỗi hoạt động mạnh nhất, mặc quần dài, áo dài tay, dùng thuốc trừmuỗi như DEET. 4. Nhện cắn. Các loại nhện đều có nọc độc tuy nhiên ít loại có thểchích đủ nọc độc để gây triệu chứng. Nhện nâu có chân dài, ở trong đống gỗ,hầm nhà. Nọc độc có thể phá hủy hồng huyết cầu và gây hoại tử da. Nhệnđen cũng ở trong đống gỗ, dưới ghế để ngoài vườn, giày.. Nọc độc gây tổnthương tế bào thần kinh. Bệnh nhân bị rung cơ, yếu cơ, co thắt bắp thịt, sốt,ói mửa, 4% có thể tử vong. Khi bị nhện cắn, cần rửa sạch chỗ cắn, chườmlạnh họặc nước đá; nếu vùng bị cắn sưng đỏ cần đi khám bác sĩ, nếu có phảnứng tòan thân, cần đi cấp cứu. 5. Bọ nai (deer tick) có thể truyền bệnh Lyme. Bọ nai sống ở nhữngvùng có bụi rậm và ẩm ướt. Triệu chứng xảy ra từ 3-30 ngày sau khi bị bọđốt, gồm sốt nhẹ, nổi mảng đỏ ở da, đau khớp, có thể có triệu chứng thầnkinh. Phòng ngừa: mặc quần dài, áo dài tay, bỏ trong quần, đi vớ, nhét quầntrong vớ, xức thuốc trừ bọ như DEET mỗi 4-8 giờ. Tự khám để tìm bọ naitrên người và quần áo. Bọ nhỏ như hột mè có thể di chuyển. Cần khám lạisau 24 giờ vì lúc đó những con bọ còn sót lại, to hơn vì no máu. NHỮNG BỆNH DO NƯỚC Nước tại những nơi giải trí công cộng có thể gây nhiễm vì vệ sinhlỏng lẻo: 1. Nhiễm trùng đường ruột: bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy, sốt,ói mửa. Phòng ngừa: tắm trước khi xuống hồ bơi, nếu bị tiêu chảy hoặc đauốm, không đi bơi, không uống nước hồ bơi. Trẻ em nhỏ cần được cha mẹcho đi vệ sinh trong giờ nghỉ. 2. Viêm tai. Ngưòi đi bơi hoặc lặn sâu có thể bị viêm ống tai do nướcđọng trong ống tai gây nhiễm trùng. Cần lắc đầu, nghiêng đầu sau khi bơicho nước chảy ra. NHỮNG BỆNH DO NẮNG Các tia tử ngọai có tác dụng bất lợi như: 1. Tạo thêm nếp nhăn, làm cho da chóng già. 2. Gây phản ứng nhậy cảm do ánh sáng ở những người đang dùng cácloại thuốc như lợi tiểu, sulfa, tetracycline, doxycyclin, phenothiazine,retinoids, làm tăng hồng ban ở những người bị bệnh ban cánh bướm. 3. Giảm miễn dịch, tia tử ngoại UVA, vì thấm sâu vào trong da nên cóthể làm giảm khả năng miễn dịch khiến cho da dễ bị nhiễm trùng 4. Ung thư da. Tỉ lệ ung thư da ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học bệnh thường gặp lý thuyết y khoa y học cho mọi người dinh dưỡng cơ thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0 -
5 trang 38 0 0