Gan nằm dưới cơ hoành phải, nấp sau xương sườn, bờ trên tương ứng với khoảng liên sườn thứ năm ( trên đường giữa xương đòn kéo xuống) và bờ dưới thường không sờ thấy, hoặc chỉ sờ thấy một phần thuỳ trái ở vùng thượng vị. Ở người lớn, chiều cao của gan trung bình tính theo đường giữa xương đòn kéo xuống là 1011cm. Gan to khi chiều cao của gan tăng lên hoặc giới hạn của gan rộng ra. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN GAN TO CHẨN ĐOÁN GAN TOGan nằm dưới cơ hoành phải, nấp sau xương sườn, bờ trên tương ứng với khoảngliên sườn thứ năm ( trên đường giữa xương đòn kéo xuống) và bờ dưới thườngkhông sờ thấy, hoặc chỉ sờ thấy một phần thuỳ trái ở vùng thượng vị. Ở người lớn,chiều cao của gan trung bình tính theo đường giữa xương đòn kéo xuống là 10-11cm.Gan to khi chiều cao của gan tăng lên hoặc giới hạn của gan rộng ra. Gan to cóthể là:- Bờ trên của gan vượt quá liên sườn V và bờ dưới ló ra khỏi bờ sườn gan to cảhai chiều. Có thể gan chỉ to một chiều như:- Bờ trên vẫn ở vị trí cũ nhưng bờ dưới xuống thấp.- Bờ dưới không vượt khỏi bờ sườn nhưng bờ trên vượt qua liên sườn V.Như vậy muốn xác định gan to cần phải xác định giới hạn của bờ tr ên và bờ dưới:I. CÁCH KHÁM GAN.1. Cách xác định bờ trên gan:Có hai cách gõ và dùng Xquang:1.1. Gõ gan: gõ để tìm vùng đục của gan và xác định bờ trên của gan.Người bệnh nằm ngửa, hai chân co. thầy thuốc ngồi bên phải gõ từ trên xuốngdưới, phía trước ngực và vùng nách.1.2. Dùng Xquang: đối với những trường hợp gõ khó xác định như khi lồngngực dày, gan đổ ra phía sau, tràn dịch màng phổi phải: lúc này cần dùng Xquangđể xác định bờ trên của gan.2. Xác định bờ dưới gan:Kết hợp sờ và gõ, nhưng chủ yếu là sờ, còn gõ thì ít giá trị hơn. Khi sờ cần phảithật nhẹ nhàng, áp cả lòng bàn tay vào thành b ụng, cần chú ý sờ theo nhịp thở củangười bệnh. Nếu thành bụng cứng, hoặc người bệnh buồn (tăng cảm giá da bụng)có thể chườm lạnh cho mềm rồi sau đó khám.Có nhiều phương pháp sờ, tuỳ theo tính chất của mỗi loại gan to,ta có các phuơngpháp khác nhau:2.1. Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng hai bàn tay áp sát vào thành bụngtrước để sờ nắn. Đấy là phương pháp hay dùng nhất.2.2. Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay đặt dưới hố thắt lưng nâng lên, tayphải sờ nắn ở phía trên. Thường dùng phương pháp này khi gan đổ ra phía sau khósờ.2.3. Người bệnh nằm ngửa thầy thuốc dùng tay trái, bốn ngón đặt dưới hố thắtlưng, còn ngón cái xoè ra ôm lấy vùng hạ sườn phải phía trước, tay phải sờ phíatrước. Phương pháp này áp dụng khi cần xác định phân thùy phải của gan và ganđổ ra phía sau.2.4. Để xác định bờ mép của gan khi gan không to nhiều, ta dùng phương phápmóc: thầy thuốc ngồi phía trên vùng gan dùng hai tay móc vào vùng hạ sườn phải.2.5. Khám với tư thế người bệnh nằm nghiêng bên trái, thường dùng để khám thuỳphải và tư thế gan đổ ra phía sau. Có hai phương pháp:- Thầy thuốc ngồi phía sau lưng dưới vùng gan,tay trái ấn vào hố thắt lưng, tayphải sờ nắn phía bụng.- Thầy thuốc ngồi phía sau lưng phía tr6en vùng gan, dùng hai tay móc vào vùnghạ sườn phải.3. Một số vị trí đặc biệt của gan.Trong phạm vi bình thường, tuỳ theo vị trí và tư thế của gan mà bờ dưới của gancó thể thay đổi.3.1. Gan nằm chếch theo dọc bờ sườn, vậy bờ dưới của thuỳ phải gan có thể sờthấy lấp ló bờ sướn.3.2. Gan nằm đổ ra phía sau, bờ dưới sẽ lên cao, gõ sẽ thấy giới hạn chiều cao củagan gn8an hơn bình thường và có khi gan to mà bờ dưới vẫn không sờ thấy.3.3. Gan nằm đổ ra phía trước, bờ dưới gan xuống thấp, như vậy bình thường cũngsờ thấy bờ gan lấp ló bờ sườn.Do đó không chỉ dựa vào sờ thấy bờ dưới gan hay không để kết luận gan to haykhông to.4. Một số nghiệm pháp đặc biệt kho khám gan.4.1. Nghiệm pháp rung gan: người bệnh nằm ngửa, bàn tay trái thầy thuốc đặt lêntrên vùng gan, tay phải chặt nhẹ vào tay trái, nghiệm pháp dương tính khi ngườibệnh đau, có khi rất đau, thường gặp trong bệnh ápxe gan.4.2. Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: thầy thuốc dùng ngón tay ấn vào các kẽ sườn vùngtrước gan. Nếu đau là nghiệm pháp dương tính, thường gặp trong áp xe gan.4.3. Tìm phãn hồi gan tĩnh mạch cổ: xem thêm phần khám tim mạch.5. Những đặc điểm của gan:Trong khi khám gan ta cần xác định các đặc điểm sua đây:5.1. Bờ gan:- Bờ gan cách bờ sườn bao nhiêu (tính bằng cm): cách tốt nhất là vẽ lại hình ảnhcủa gan trên giấy để đối chiếu theo dõi.- Bờ tròn hay sắc.- Bờ nhẵn hay gồ ghể có ụ lồi ra.5.2. Hình thể và mặt gan:- To đều hay không đều.- Mặt nhẵn hay gồ ghề, lổn nhổn.5.3. Mật độ và đau.- Gan cứng chắc hay mềm.- Gõ đục nhiều hay ít.- Đau hay không? Các nghiệm pháp rung gan, kẽ sườn, phản hồi gan tĩnh mạch cổdương tính hay không?.II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT.Có thể nhầm gan to với:1. Gan sa:- Bờ dưới gan xuống thấp, nhưng đồng thời bờ gan trên cũng xuống thấp tươngứng, cho nên chiều cao của gan vẫn không thây đổi.- Gan to đều, không thay đổi mật độ và không đau.- Có thể đẩy gan lên được.- Gan sa thường do tràn khí, tràn dịch màng phổi phải, liệt cơ hoành phải hoặc dobẩm sinh .2. Khối u dạ dày. Rất dễ nhầm với gan to nhất là thuỳ trái.Khối u dạ dày có đặc điểm sau:- Ít hoặc không di động theo nhịp thở.- Gõ thường trong.- Những biểu hiện chức năng: nôn, nôn ra máu,tắc môn vị.- Hình ảnh ...