Danh mục

CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 2)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.87 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giảm thị lực nhanh ở 1 mắt: 2.1.1.1. Mất thị lực gần như hoàn toàn: Tình huống này thường do một số bệnh lý nặng của mạch máu võng mạc, thị thần kinh. Đó có thể là:a- Tắc động mạch trung tâm võng mạc: Thường gặp ở người đứng tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch dẫn đến huyết khối và nghẽn mạch. Bệnh nhân đột ngột thấy một mắt tối sầm lại đôi khi mù một mắt được phát hiện khi ngủ dậy (tai biến xảy ra trong khi ngủ). Tình trạng mù hoàn toàn một mắt này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 2) CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 2) 2.1.1. Giảm thị lực nhanh ở 1 mắt: 2.1.1.1. Mất thị lực gần như hoàn toàn: Tình huống này thường do một sốbệnh lý nặng của mạch máu võng mạc, thị thần kinh. Đó có thể là: a- Tắc động mạch trung tâm võng mạc: Thường gặp ở người đứng tuổi, cótiền sử bệnh tim mạch dẫn đến huyết khối và nghẽn mạch. Bệnh nhân đột ngộtthấy một mắt tối sầm lại đôi khi mù một mắt được phát hiện khi ngủ dậy (tai biếnxảy ra trong khi ngủ). Tình trạng mù hoàn toàn một mắt này có thể xảy ra saunhững lần mù một mắt nhất thời và đau trong hốc mắt. Khám mắt sẽ thấy đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng trực tiếp nhưng cònphản xạ liên ứng (chiếu ánh sáng vào mắt lành thấy có phản xạ ở mắt bên bệnh). Ở đáy mắt, động mạch bị co hẹp có đoạn nhỏ như sợi chỉ màu trắng, khôngchứa máu, có thể thấy hình ảnh cột máu đứt đoạn thành nhiều quãng do ngừng trệtuần hoàn. Võng mạc bị phù chủ yếu ở cực sau làm cho vùng này có màu trắngsữa. Gai thị nề phù. Riêng hoàng điểm do được cấp máu bởi mao mạch hắc mạcthì đỏ tươi trên một nền võng mạc phù trắng sữa, đó là dấu hiệu “ chấm đỏ anhđào” rất đặc trưng của tắc động mạch trung tâm vỡng mạc Tóm lại với tam chứng: - Mù đột ngột ở một mắt. - Đồng tử giãn, mất phản xạ - Phù võng mạc với hoàng điểm “chấm đỏ anh đào” cho phép chúng ta nghĩ ngay tới một tình trạng tắc động mạch trung tâmvõng mạc và cần phải ngay lập tức tiến hành điều trị khẩn cấp trước khi làm bệnhán vì sự thiếu máu cục bộ ở các lớp của võng mạc dẫn tới phù trong tế bào và tiếntriển nhanh chóng đến hoại tử. Theo lý thuyết, võng mạc còn sống được 100 phútsau khi tắc hoàn toàn động mạch trung tâm võng mạc. Mục đích của việc điều trị là làm cho dòng máu của động mạch trung tâmvõng mạc được tái lưu thông để nuôi dưỡng võng mạc. Công việc bao gồm: - Day, xoa nắn nhãn cầu vài phút để hy vọng di chyển cục nghẽn mạch nếucó. - Đặt bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp. - Giảm nhãn áp khẩn cấp: Chọc tiền phòng hút bớt thuỷ dịch,Acetazolamide 500 mg hoặc Manitol tiêm tĩnh mạch. - Thuốc giãn mạch: Divascol tiêm hậu nhãn cầu. - Nếu có điều kiện thì dùng carbogen liệu pháp (oxy cao áp) 10 phút/ 2h Tiếp đó cần làm một số xét nghiệm để điều trị căn nguyên : - Tốc độ lắng máu cần được làm khẩn cấp, nếu tốc độ lắng máu cao có thểnghĩ tới bệnh Horton (viêm động mạch tế bào khổng lồ). Khi đó phải dùngcorticoide liều cao truyền tĩnh mạch để tránh bệnh chuyển sang mắt còn lại. - Công thức máu, đường máu khi đói, lipit máu - Siêu âm doppler các động mạch cảnh - Các xét nghiệm cầm máu, đông máu - Khám nội khoa tim mạch Việc điêù trị sau đó là theo căn nguyên và thường là do các thầy thuốc nộikhoa đảm nhận. Về mắt, thị lực sẽ vẫn giảm nặng, phù võng mạc do thiếu máu cụcbộ sẽ mất đi sau vài ngày. Động mạch có thể lưu thông trở lại. Hình ảnh “chấm đỏ anh đào” của hoàng điểm sẽ mất đi sau cùng. Gai thị tiến triển tới bạctrắng nhưng bờ vẫn rõ. Cần đề phòng hai biến chứng của thiếu máu võng mạc:bệnh võng mạc sinh trước gai thị, trước võng mạc và glocom tân mạch. b- Thiếu máu cục bộ ở đầu thị thần kinh: Thị lực giảm đột ngột chỉ còn ở mức đếm ngón tay hoặc thấp hơn, khôngkèm theo đau rức. Tổn hại thị trường đi cùng ở khu vực trên hoặc dưới. Khám mắt thấy bán phần trước nhãn cầu bình thường, gai thị phù nề và bạcmàu, có thể có xuất huyết hình ngọn nến và những nốt xuất tiết dạng bông ở vùngquanh gai. Khám vùng thái dương thấy động mạch thái dương nổi cao lên, mềm vàkhông đập, có thể kèm theo dấu hiệu liệt dây VI. Muộn hơn về sau là teo gai thị.Xét nghiệm máu sẽ thấy tốc độ lắng máu rất cao. Căn nguyên chủ yếu là xơ cứng động mạch và bệnh Horton (viêm độngmạch tế bào khổng lồ). Cũng có thể do viêm mạch máu (luput, viêm nút quanhđộng mạch). Khi căn nguyên chủ yếu là bệnh Horton đã được xác định thì dùngngay steroid liều cao toàn thân: Solu- Medron 250 mg tiẽm tĩnh mạch 6h/ lần x 12lần. Tiếp đó uống Prednisolon 80 - 100 mg / ngày duy trì 2-4 tuần cho đến khi cáctriệu chứng thuyên giảm và tốc độ lắng máu trở về bình thường thì giảm liều từ từ.Tiếp tục thử tốc độ lắng máu mỗi tháng để theo dõi trong quá trình dùng thuốc. ...

Tài liệu được xem nhiều: