Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (PHẦN 1)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau bài học này sinh viên có khả năng : 1.Chẩn đoán được bệnh loét.2.Hướng dẫn được cho bệnh nhân cách ăn uống3.Ghi toa điều trị bệnh loét theo nguyên nhân. 4.Theo dõi bệnh nhân trong và sau điều trị.5.Kể được chỉ định ngoại khoa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (PHẦN 1) CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – PHẦN 1 Th.s Nguyễn văn TháiMỤC TIÊU BÀI HỌC :Sau bài học này sinh viên có khả năng : 1.Chẩn đoán được bệnh loét. 2.Hướng dẫn được cho bệnh nhân cách ăn uống 3.Ghi toa điều trị bệnh loét theo nguyên nhân. 4.Theo dõi bệnh nhân trong và sau điều trị. 5.Kể được chỉ định ngoại khoaNỘI DUNG BÀI GIẢNG1. Chẩn đoán1.1. Những điểm cần lưu ý về chẩn đoán-Tiền sử đau thượng vị không đặc hiệu hiện diện ở 80-90% bệnh nhân với mốiquan hệ đối với ăn uống có thể thay đổi.-Những triệu chứng của loét thường có tính chu kỳ.-10-20% bệnh nhân xuất hiện biến chứng của loét mà không hề có triệu chứng báotrước.-30-50% bệnh nhân bị loét do NSAID không có triệu chứng.-Nội soi tiêu hoá trên và sinh thiết hang vị tìm H. pylori là phương thức chẩn đoánđược chọn lựa cho hầu hết các bệnh nhân.-Sinh thiết ổ loét dạ dày khi cần thiết để loại trừ bệnh lý ác tính.1.2. Chẩn đoán xác định ổ loét. Lâm sàng chỉ mang tính chất gợi ý, chủ yếu dựa vào cận lâm sàng đặc biệtlà nội soi1.3. chẩn đoán nguyên nhân gây loét. a.Làm các xét nghiệm tìm sự hiện diện của h.pylori. -Các xét nghiệm xâm lấn+XN ClO-test. Độ nhạy 80-95%, độ chuyên biệt 95-100%. XN đơn giản, âm tínhgiả nếu có dùng PPIs, kháng sinh hoặc các hợp chất có bismuth trước đó.+XN mô bệnh học. Độ nhạy 80-90%, độ chuyên biệt >95%. Đòi hỏi phải nhuộmvà làm giải phẫu bệnh.+Nuôi cấy và phân lập vi trùng. Độ nhạy 80-90%, độ chuyên biệt >95%. Mấtnhiều thời gian, mắc tiền và tuỳ thuộc nhiều vào kinh nghiệm. Cho phép xác địnhđộ nhạy của kháng sinh.- Xét nghiệm không xâm lấn+chẩn đoán huyết thanh học. Độ nhạy >80%, độ chuyên biệt >90%. Tiện lợi,không đắt, nhưng không có ích trong theo dõi bệnh nhân.+Thử nghiệm chẩn đoán urê trong hơi thở. Độ nhạy >90%, độ chuyên biệt >90%.Nhanh, đơn giản, giúp theo dõi bệnh nhân, âm tính giả nếu có điều trị trước đó ;bệnh nhân phải tiếp xúc với chất phóng xạ 14C liều thấp. +Tìm kháng nguyên trong phân. Độ nhạy >90%, độ chuyên biệt >90%.Tiện lợi, không đắt. b.Chẩn đoán loét do dùng thuốc. c.Chẩn đoán loét do nguyên nhân khác.1.4. Chẩn đoán phân biệtLoét dạ dày tá tràng cần được chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân khácgây đau thượng vị hoặc gây rối loạn tiêu hoá:-Có hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá mà không có được sự giải thích rõràng cơ bản về những triệu chứng của họ và được xếp loại như là nhưng rối loạntiêu hoá thuộc về chức năng.-Trào ngược dạ dày thực quản không điển hình có thể được biểu hiện bởi triệuchứng đau thượng vị.-Bệnh ống mật có đặc điểm là đau từng đợt ngắt quản riêng biệt không nên nhằmlẫn với những nguyên nhân khác của rối loạn tiêu hoá.-Đau thượng vị dử dội là không điển hình cho loét dạ dày tá tràng trừ khi có thủnghoặc thủng bịt.-Những nguyên nhân khác cần chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm tuỵ cấp, viêmtúi mật cấp hoặc sỏi túi mật, rách thực quản, xoắn dạ dày và vở phình động mạchchủ.2. Điều trị2.1. Thuốc2.1.1 Các tác nhân chế ngự acid:2.1.1.1 Nhóm antacid:Có tác dụng trung hòa acid dạ dày trong lòng thực quản, dạ dày và tá tràng. Thuốcđã được sử dụng trong nhiều năm, hiệu quả thực tế cho thấy chúng có khả nănglàm giảm triệu chứng và làm lành ổ loét. a) Nhóm antacid hòa tan Ví dụ: NaHCO3, CaCO3. Khi uống vào có tác dụng cắt cơn đau nhanh trong vòng 5-10phút. Nhưnghạn chế của thuốc là thời gian trung hòa acid ngắn khoảng 30-40 phút. Sử dụngthuốc lâu dài dễ gây trạng thái kềm chuyển hóa và giữ nước do NaCl. CO2 làmchướng bụng và ợ hơi. CaCO3 + HCl CaCl2+H2O + CO2 Ngoài tác dụng gây tăng tiết acid thứ phát, chướng bụng, ợ hơi, kềm máucòn gây các triệu chứng tăng calci máu. Vì các lý do trên nhóm thuốc Antacid hòa tan không còn được dùng để điềutrị loét DDTT.b)Nhóm Antacid không hòa tanTác dụng trung hòa acid qua phản ứng hóa học sau: Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3H2O Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O Khi uống vào thuốc không hòa tan nên không hấp thu vào trong máu, chỉ tác dụng trên ống tiêu hóa. Chậm thải ra khỏi dạ dày nên kéo dài thời giantrung hòa acid dịch vị và cố định PH khoảng từ 2-3 giờ. Thuốc không gây hiệntượng tăng tiết acid thứ phát. Ít có tác dụng phụ . Những antacid trong thành phần có Mg thường có hiệu lực hơn các loạiantacid không có Mg , nhưng hay gây tiêu chảy do đặc tính chung của các hợpchất có Mg thường làm tăng nhu động ruột non, còn các hợp chất alumin lại cókhuynh hướng gây táo bón do làm chậm nhu động ruột. Vì vậy người ta kết hợphai loại này lại với nhau để đảm bảo cung cấp đủ khả năng chế ngự acid mà đảmbão sự dung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: