Danh mục

Chẩn đoán và điều trị một số bệnh cầu thận, khe ống thận

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.22 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày được các biểu hiện, các dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh cầu thận, khe ống thận thường gặp; Các tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên tắc và nội dung điều trị bệnh nhân mắc một số bệnh cầu thận, khe ống thận thường gặp; Phân tích được các kết quả xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và điều trị; Chẩn đoán và kê được đơn thuốc cho bệnh nhân mắc một số bệnh cầu, khe ống thận thường gặp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán và điều trị một số bệnh cầu thận, khe ống thận CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH CẦU THẬN, KHE ỐNG THẬN PGS.TS. Lê Việt ThắngMục tiêu 1. Trình bày được các biểu hiện, các dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh cầu thận,khe ống thận thường gặp. 2. Trình bày được các tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên tắc và nội dung điều trị bệnhnhân mắc một số bệnh cầu thận, khe ống thận thường gặp. 3. Biết ra chỉ định và phân tích được các kết quả xét nghiệm phục vụ chẩn đoán,chẩn đoán phân biệt và điều trị 4. Chẩn đoán và kê được đơn thuốc cho bệnh nhân mắc một số bệnh cầu, khe ốngthận thường gặp 5. Xác định rõ các bệnh lý cầu thận, khe ống thận là bệnh lý mạn tính cần đượctheo dõi lâu dài 6. Tuân thủ các bước chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc một số bệnh cầu thận,khe ống thận thường gặpNỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG Bệnh thận là khái niệm để chỉ bệnh nhân có tổn thương cấp tính hoặc mạn tínhở cầu thận, ống thận, khe thận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, có mộtsố khái niệm cần được làm rõ như sau: 1.1. Tổn thương thận cấp: Tổn thương thận cấp tính (Acute Kidney Injury -AKI), trước đây gọi là suy thận cấp (Acute Renal Failure - ARF), là tình trạng mấtchức năng thận đột ngột tiến triển trong vòng 7 ngày. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận cấp, thường được chia thành 3nhóm nguyên nhân: trước thận, tại thận và sau thận. Nhóm nguyên nhân trước thận 81bao gồm các nguyên nhân gây giảm dòng máu đến thận dột ngột như mất máu, mấtdịch…Nhóm nguyên nhân tại thận đề cập đến quá trình tổn thương khe thận hoặchoại tử ống thận cấp tính, thường gặp do các chất độc, hoặc thuốc…Nhóm nguyênnhân sau thận, liên quan đến các yếu tố tắc nghẽn đường niệu do sỏi hoặc các khối uchèn ép từ bên ngoài đường niệu…Chẩn đoán tổn thương thận cấp thường dựa vàomức tăng nồng độ creatinine máu và hoặc mức giảm thể tích nước tiểu. Ngày nay,có nhiều dấu ấn sinh học trong máu hoặc nước tiểu được sử dụng để chẩn đoán sớmtổn thương thận cấp và góp phần tiên lượng hồi phục, tiên lượng lọc máu hoặc tửvong như: KIM-1, NGAL, Cystatin C… Tổn thương thận cấp có thể biểu hiện đơn thuần trên bệnh nhân cũng có thểtrong bệnh cảnh của suy đa cơ quan. Tổn thương thận cấp có thể dẫn đến một số biếnchứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhận như: phù phổi cấp, toan chuyển hoá, tăngkali máu, viêm cơ tim, rối loạn nhịp…Bệnh nhân tổn thương thận cấp có thể điều trịkhỏi, tuy nhiên ngày càng nhiều minh chứng cho việc chuyển tổn thương thận cấpthành bệnh thận mạn tính. 1.2. Hội chứng cầu thận cấp tính Là 1 trong 5 hội chứng của bệnh cầu thận, xảy ra một cách đột ngột do tổnthương ở cầu thận được đặc trưng bởi: - Đái máu. - Thiểu niệu (đái ít). - Tăng huyết áp. - Protein niệu. - Phù. Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng cầu thận cấp bao gồm: - Sau nhiễm khuẩn: liên cầu, tụ cầu, viêm nội tâm mạc, nhiễm virus… - Vô căn: viêm cầu thận tăng sinh, bệnh thận IgA, viêm cầu thận lupus… 82 - Viêm mạch: Bệnh Sholein-Henoch, viêm đa động mạch… - Bệnh cầu thận vi mạch: xuất huyết giảm tiểu cầu, thải loại thận ghép… 1.3. Bệnh thận mạn tính Bệnh thận mạn tính: (Chronic Kidney Diseases – CKD) Theo KDOQI (Kiney Disease Outcomes Quality Initiative) của Hội thận họcHoa Kỳ - 2002, bệnh thận được coi là mạn tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: - Tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc (cầu thận;ống thận; khe thận) và chức năng thận. Những rối loạn này có thể làm giảm hoặckhông làm giảm mưc lọc cầu thận (MLCT), được thể hiện ở các tổn thương về môbệnh học, biến đổi về sinh hóa máu, nước tiểu hoặc hình thái của thận qua chẩn đoánhình ảnh. - Mức lọc cầu thận giảm < 60 ml/phút/1.73 m2 liên tục trên 3 tháng, có thể cótổn thương cấu trúc thận đi kèm hoặc không. Suy thận mạn (Chronic Renal Failure – CRF) là một hội chứng lâm sàng vàsinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của xơ hóa các nephronchức năng, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, thận không còn đủ khả năng duy trìtốt sự cân bằng của nội môi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóacác cơ quan trong cơ thể. Suy thận mạn tính giai đoạn cuối hay còn gọi bệnh thận mạn tính giaiđoạn cuối (End Stage Renal Failure – ESRF hoặc End Stage Kidney Diseases –ESKD) là khái niệm chỉ những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, mức lọc cầu thận< 15 ml/phút hoặc các bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp thay thế (trừ nhữngbệnh nhân ghép thận). Dựa vào các khái niệm về bệnh, có rất nhiều cách phân loại trên lâm sàng, tuynhiên trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số bệnh cầu thận, khe ống thậnthường gặp. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: