Danh mục

Chẩn đoán và điều trị triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) và bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) cập nhật theo Guideline EAU-2019

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày triệu chứng, các nguyên nhân, các phác đồ điều trị bệnh lý đường tiểu dưới và bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt; Thực hiện được chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới; Biết cách tư vấn, giải thích được cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về bệnh, phát hiện, diễn biến, các phương pháp điều trị, dự phòng bệnh lý đường tiểu dưới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chẩn đoán và điều trị triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) và bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) cập nhật theo Guideline EAU-2019 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI (LUST) VÀ BỆNH TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT (BPH) CẬP NHẬT THEO GUIDELINE EAU-2019 (LUTS- Lower Urinary Tract Symptoms) Mục tiêu: 1. Trình bày triệu chứng, các nguyên nhân, các phác đồ điều trị bệnh lý đường tiểu dưới và bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. 2. Thực hiện được chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới. 3. Biết cách tư vấn, giải thích được cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về bệnh, phát hiện, diễn biến, các phương pháp điều trị, dự phòng bệnh lý đường tiểu dưới. 1. Khái niệm Những năm 2006 trở về trước, thậm chí trước năm 2010, khi nam giới có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường nghĩ do bệnh lý tuyến tiền liệt. Chính vì vậy trong hướng dẫn điều trị (Guideline) của các tổ chức niệu khoa châu âu (EAU), niệu khoa hoa kỳ (AUA) dùng thuật ngữ “triệu chứng tuyến tiền liệt” để chỉ các rối loạn tiểu tiện. Trong hướng dẫn điều trị AUA-2010, EAU – 2010 vẫn dùng Benign Prostatic Hypeplasia (BPH) Sau đó thực hành LS, TC rối loạn tiểu tiện không phải do mình TTL gây ra và Thuật ngữ “LUTS” - Lower Urinary Tract Symptoms ra đời 2011 bởi Hội niệu kho Hoa kỳ (AUA-2011). Tức là có sự thay đổi “triệu chứng tuyến tiền liệt” xang “triệu chứng đường tiết niệu dưới” ở nam giới. LUTS Có thể một mình: LUTS - triệu chứng đường tiết niệu dưới (gặp ở cả nam và nữ), nhưng LUTS Thường đi kèm “Male” tức là “Male LUTS “ (triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới Các triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS) gồm nhiều triệu chứng - Triệu chứng Đổ đầy thay vì “kích thích” trước kia hay dung và bao gồm các triệu chứng Tiểu gấp Tiểu không kiểm soát Tiểu nhiều lần ban ngày Tiểu đêm - Triệu chứng tống xuất thay vì “bế tắc” trước kia hay dùng và bao gồm các triệu chứng Tiểu ngập ngừng Tiểu ngắt quãng Tia nước tiểu yếu Tiểu khó, phải rặn tiểu Tiểu rỉ cuối dòng 2. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới Bàng quang Bàng quang giảm hoạt Tiểu đêm thần kinh BPO Nhiễm khuẩn niệu Dị vật Viêm tuyến tiền LUTS liệt Hẹp niệu đạo U bàng quang Bàng quang Bệnh khác tăng hoạt Sỏi niệu đạo Các nguyên nhân LUTS (Theo EAU-2010) NN niệu khoa - Bàng quang tăng hoạt (OAB), Tăng hoạt cơ chóp (DO) - Bế tắc TTL lành tính (BPO), Bế tắc dòng ra BQ (BOO) - Giảm hoạt cơ chóp (Detrusor underactivity) ... NN không niệu khoa - Tiểu đêm (nocturia), Đa niệu về đêm (nocturnal polyuria) - Các NN khác gây rối loạn giấc ngủ: tâm lý, uống quá nhiều nước, dùng thuốc ... 3. Một số nguyên nhân hay gặp 3.1. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt 3.1.1. Một số khái niệm và dịch tễ Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (Benign Prostatic Hyperplasia - BPH), là mô tả của giải phẫu bệnh. Tỷ lệ mắc BPH tăng lên theo tuổi, theo Berry (1984), có khoảng 50% nam giới bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt khi ở tuổi 51-60, và tỷ lệ này là 90% khi ở tuổi trên 80. Bệnh mạch vành 51.3% Tăng huyết áp 45.2% Đái tháo đường 17.5% 13.5% TSLT TTL 13.3% Xương khớp 8.8% Rối loạn nhịp 8.6% ĐTTT, Glocom 8.4% GERD 8.0% Bursitis 7.8% Ung thư TTL 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Biểu đồ: Tỷ lệ bệnh BPH so với các bệnh mạn tính hay gặp Tuyến tiền liệt to lành tính (BPE) chỉ sự to lên của tuyến tiền liệt chẩn đoán dựa trên kích thước. Tắc nghẽn do tuyến tiền liệt lành tính (BPO) khi có tắc nghẽn được chứng minh trên phép đo áp lực niệu dòng Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới (BOO): các dạng tắc nghẽn đường ra bàng quang (ví dụ hẹp niệu đạo) bao gồm tắc nghẽn do tuyến tiền liệt lành tính. 3.1.2. Các phương pháp điều trị Theo một thống kê dựa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: