Danh mục

Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.92 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nêu khái niệm “chất lượng giáo viên” với những vai trò và năng lực chuyên môn mới xét từ góc độ và cách nhìn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Sau đó, tác giả phác họa chân dung người giáo viên có năng lực với những nét đặc trưng nổi bật nhất. Phần cuối, tác giả nêu lên những chính sách vĩ mô và vi mô cần thực hiện để nâng cao và duy trì chất lượng giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 86-93 CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN Nguyễn Thanh Hoàn Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thhoan1212@gmail.com Tóm tắt. Bài báo nêu khái niệm “chất lượng giáo viên” với những vai trò và năng lực chuyên môn mới xét từ góc độ và cách nhìn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Sau đó, tác giả phác họa chân dung người giáo viên có năng lực với những nét đặc trưng nổi bật nhất. Phần cuối, tác giả nêu lên những chính sách vĩ mô và vi mô cần thực hiện để nâng cao và duy trì chất lượng giáo viên. Trong những chính sách đó có chính sách đào tạo giáo viên, bồi dưỡng tập sự, đào tạo tại chức, đánh giá giáo viên và chính sách khuyến khích cho những ai muốn trở thành giáo viên, chiến lược phát triển chương trình đào tạo, chính sách của các địa phương đối với giáo viên và mối quan hệ giữa quản lý lớp và quản lý trường.1. Mở đầu Hiện nay, thuật ngữ “chất lượng giáo viên” vẫn được bàn cãi nhiều trên cácdiễn đàn, hội thảo trong và ngoài nước mà chưa có một định nghĩa thống nhất.Người ta cũng đưa ra nhiều chỉ báo khác nhau thể hiện tiêu chí chất lượng giáo viên(GV) theo quan niệm của mình. Bên cạnh đó, các nước cũng đã thực hiện nhiềuchính sách, chương trình để nâng cao và duy trì chất lượng giáo viên. Trong khuônkhổ bài viết, tác giả giới thiệu một vài quan niệm của một số nước về chất lượnggiáo viên, những tiêu chí cụ thể, những chính sách vĩ mô và vi mô cần thực hiệnnhằm nâng cao và duy trì chất lượng giáo viên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm chất lượng giáo viên Khi thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt thì vai trò của người giáoviên cũng đòi hỏi những tri thức và những năng lực mới. Các công trình nghiên cứuvề hoạt động dạy và học đều đặc biệt nhấn mạnh tới kiến thức của người thầy vềphạm vi bộ môn và sự hiểu biết (năng lực sử dụng) nhiều cách tiếp cận sư phạm.Do có những thay đổi xã hội trên qui mô lớn (trong thành phần văn hóa, ngôn ngữ86 Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viêncủa dân số học đường, của cơ cấu gia đình và tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lựclượng lao động. . . ) và những chuyển hướng trong phân cấp quản lý giáo dục nênGV cần phải có hiểu biết nhất định về quá trình phát triển xã hội của trẻ và nhữngchức năng quản lý. Theo công trình nghiên cứu tập thể của các nước thành viên OECD, chấtlượng GV gồm năm mặt sau đây: 1. Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình học và nội dung bộ mônmình dạy; 2. Kỹ năng sư phạm, kể cả việc có được “kho kiến thức” về phương pháp giảngdạy và năng lực sử dụng những phương pháp đó; 3. Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê phán - nét đặctrưng của nghề dạy học; 4. Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; 5. Có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học [1]. Không nên xem xét những mặt phẩm chất này từ góc độ năng lực hành vi(behavioural competencies) mà cần chú trọng nhiều hơn từ góc độ tính khí. Phẩmchất GV được xem là một khái niệm toàn diện, tập hợp những thành tố không thểtách rời chứ không phải là một bộ rời rạc những hành vi có thể đo được phát triểnđộc lập với nhau. Sự hòa hợp những năng lực này trong tất cả các mặt phẩm chấtcủa GV được xem là mô hình lý tưởng về một GV. Những thuộc tính này cũng khá giống với nhiều cách xác định phẩm chất GVcủa một số nước khác. Ví dụ, nó tương đối giống với cách xác định của Hội đồngQuốc gia về Chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp của Hoa Kỳ (NBPTS) - một cơ quanphi chính phủ - đã xây dựng các chuẩn để chứng nhận GV giỏi (expert teacher).Khía cạnh lớn duy nhất khác giữa hai cách xác định là danh sách của NBPTS còncó “GV là thành viên của các hội đồng học tập (. . . ) làm việc phối hợp với các nhàchuyên môn khác về chính sách giảng dạy, chương trình học và phát triển đội ngũGV” [3]. Theo các nhà nghiên cứu, sự phối hợp này ngày càng có ý nghĩa quantrọng. Tại một hội thảo về GV của Pháp, các đại biểu đã đưa ra một cách cô đọnghơn danh mục các mặt cần thiết của người GV của CERI thành một định nghĩarất ngắn gồm 3 mặt chính: “savoirs, savoir-faire, et savoir-être” [4] (tạm dịch là biết,biết cách làm và biết làm người (knowledge, knowing how to do, and knowing howto be). Cũng từ những mặt này, người ta còn rút gọn hơn nữa là biết và quan tâm(knowing and caring). Cũng đã có những người chỉ trích cách xác định của CERI không phải vì nóhàm chứa quá nhiều hay quá ít phương diện mà vì nó quá “tĩnh”, không chuyển tảiđược dòng chảy liên tục của quan hệ tương tác trong đó GV đang hoạt động. Nó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: