Danh mục

Chế độ đãi ngộ của triều Lê - Trịnh đối với người đỗ đạt trong thế kỷ XVII – XVIII

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.28 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triều Lê - Trịnh rất quan tâm đến giáo dục và khoa cử Nho học, coi đây là một trong những phương thức quan trọng để đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho chính quyền quân chủ. Triều đình đã tổ chức khá đều đặn các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn Tiến sĩ; đồng thời mở thêm một số khoa thi khác như Đông các, Sĩ vọng, Hoành từ, Chế khoa,... nhằm tuyển chọn nhân tài vào trong bộ máy Nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ đãi ngộ của triều Lê - Trịnh đối với người đỗ đạt trong thế kỷ XVII – XVIII24 Trịnh Thị Hà Chế độ đãi ngộ của triều Lê - Trịnh đối với người đỗ đạt trong thế kỷ XVII – XVIII Trịnh Thị Hà Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Email liên hệ: trinhha3012@gmail.com Tóm tắt: Triều Lê - Trịnh rất quan tâm đến giáo dục và khoa cử Nho học, coi đây là mộttrong những phương thức quan trọng để đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho chính quyền quânchủ. Triều đình đã tổ chức khá đều đặn các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn Tiến sĩ;đồng thời mở thêm một số khoa thi khác như Đông các, Sĩ vọng, Hoành từ, Chế khoa,... nhằmtuyển chọn nhân tài vào trong bộ máy Nhà nước. Để động viên, khích lệ người đỗ đạt cả vềđời sống vật chất và tinh thần, triều Lê - Trịnh đã thực thi nhiều chế độ đãi ngộ khác nhau nhưxướng danh, đề tên trên bảng vàng, bổ dụng chức quan, cấp cho lương bổng,... Nhờ đó, cácNho sĩ của triều Lê - Trịnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển vững bền củaquốc gia trong hai thế kỷ XVII, XVIII. Từ khóa: Chế độ đãi ngộ, Triều Lê - Trịnh, Khoa cử Nho học Abstract: Like the previous monarchical dynasties, the Le - Trinh Dynasty was veryinterested in the education and Confucian examination, making it one of the importantmethods to train and select talents for the feudal government. Therefore, provincialexaminations (Thi Hương) and national examimations (thi Hoi, thi Dinh) under the Le – TrinhDynasty were regularly held to select Doctors; while other kind of examinations such as DongCac, Hoanh Tu, Si vong, Che khoa, An khoa... were also opened to recruit talents for the stateapparatus. To encourage people who pass those exams by both material and spiritual life,the Le - Trinh dynasty implemented various remuneration regimes, such as calling the name,naming on the yellow board, appointment of officials, and grants of wages. Thanks to that, theConfucian scholars of the Lê-Trịnh Dynasty made important contributions to the sustainabledevelopment of the nation in the two centuries XVII and XVIII. Key words: The remuneration policy, Le-Trinh Dynasty, Examination of Confucianism. Ngày nhận bài: 28/9/2019 Ngày duyệt đăng: 25/10/2019 1. Đặt vấn đề Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung trong bài minh văn Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuấtniên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) thời Lê sơ từng viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyênkhí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” (NgôĐức Thọ, 2010, tr.136), đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của “hiền tài” đối với sự tồnvong của mỗi quốc gia, dân tộc. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, các triều đại quân chủ ViệtTạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 05 (61) - 2019 25Nam từ Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng đến triều Nguyễn đều rất đề cao giáo dục và khoacử Nho học, đã đào tạo và tuyển chọn được rất nhiều Nho sĩ có trình độ Nho học (Hương cống,Tiến sĩ), bổ dụng họ vào những vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước ở các cấp. Ngoài việc trọng dụng và bổ dụng chức quan cho họ, vấn đề đặt ra cho các triều đại quânchủ Việt Nam nói chung, triều Lê -Trịnh trong hai thế kỷ XVII, XVIII nói riêng là làm thế nào đểcác Nho sĩ đó tận trung với triều đình, phát huy được “sở trường” của họ trên cương vị làm quan?Thực tế, chính quyền Lê -Trịnh đã thực thi nhiều chính sách đãi ngộ với nhiều hình thức khácnhau cho người đỗ đạt theo lối cử nghiệp nhằm động viên, khích lệ cả về đời sống vật chất vàtinh thần. Vậy đó là những chế độ đãi ngộ nào? Những chế độ đãi ngộ này có tác dụng nhưthế nào đối với sự phát triển xã hội đương thời? Bài viết “Chế độ đãi ngộ của triều Lê - Trịnh đốivới người đỗ đạt thế kỷ XVII - XVIII” sẽ góp phần làm rõ điều đó. 2. Khái quát bối cảnh chính trị, xã hội của Đàng Ngoài thế kỷ XVII -XVIII Thế kỷ XVII, XVIII là thời kỳ mà mâu thuẫn trong nội bộ các tập đoàn phong kiến diễnra gay gắt nhất. Cục diện Nam - Bắc triều vừa kết thúc thì đất nước lại rơi vào một cuộc chiếntranh mới giữa chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Kết quả là sau 45 năm(1627 - 1672) giao tranh không phân thắng bại, hai bên quyết định lấy sông Gianh làm ranh giớiphân định khu vực thống trị: vùng đất Đàng Ngoài từ phía Bắc sông Gianh trở ra thuộc quyềncai quản của vua Lê chúa Trịnh, vùng phía Nam từ sông Gianh trở vào do chúa Nguyễn quản lý.Chính quyền Đàng Ngoài lại tồn tại theo định chế chính trị: triều đình của vua Lê, phủ chúa củahọ Trịnh, mà vua Lê chỉ là hư vị, còn chúa Trịnh mới “thực quyền” và là “những người thực sự điềuhành nền nội chính” (Lê Kim Ngân, 1974, tr.212). Để thực thi quyền cai trị và củng cố vương quyền, triều Lê - Trịnh đã thực thi nhiều chínhsá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: