Danh mục

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Thương mại năm 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý về các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng nói chung và phạt vi phạm hợp đồng nói riêng. Bài viết phân tích quy định của Luật Thương mại 2005 về phạt vi phạm hợp đồng. Trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước và tham khảo các chuẩn mực quốc tế về áp dụng chế tài phạt vi phạm, tác giả đề xuất hoàn thiện các quy định của Luật thương mại 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI Lê Văn Dũng 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Luật Thương mại năm 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý về các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồngnói chung và phạt vi phạm hợp đồng nói riêng. Bài viết phân tích quy định của Luật Thương mại2005 về phạt vi phạm hợp đồng. Trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước và tham khảo cácchuẩn mực quốc tế về áp dụng chế tài phạt vi phạm, tác giả đề xuất hoàn thiện các quy định củaLuật thương mại 2005 về phạt vi phạm hợp đồng. Từ khóa: Chế tài, hợp đồng, phạt vi phạm, xử lý vi phạm hợp đồng.1. QUY ĐỊNH VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘTSỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về phạt vi phạm hợp đồng. (i) Trong hệthống luật các nước theo truyền thống Civil Law, phạt vi phạm được hiểu là một biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ, đồng thời còn là chế tài của hợp đồng mang tính chất là trách nhiệm dân sự củabên vi phạm hợp đồng đối với bên có quyền. Đại diện cho trường phái Civil Law, Bộ luật Dân sựPháp quy định nghĩa: “Điều khoản phạt vi phạm là điều khoản theo đó, để đảm bảo thực hiện hợpđồng, một bên cam kết làm một việc nào đó trong trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng”1;đồng thời tại Điều 1229 Bộ luật Dân sự Pháp quy định “phạt vi phạm là sự đền bù thiệt hại do việckhông thực hiện chính gây ra cho người có quyền”. (ii) Ngược lại, Hệ thống pháp luật Anh- Mỹkhông thừa nhận phạt vi phạm là một chế tài trong thương mại. Cụ thể, học thuyết của luật hợp đồngAnh - Mỹ cho rằng, các biện pháp bảo vệ pháp lý trong lĩnh vực dân sự chỉ có thể mang tính chấtđền bù mà không có tính chất dự phạt hoặc trừng phạt bên vi phạm nghĩa vụ. Vì vậy, những thỏathuận giữa các bên về những khoản tiền mang tính chất dự phạt sẽ bị bác bỏ hoặc không được côngnhận. Nói cách khác, khi có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên có quyền không có quyền đòi phạt viphạm mà chỉ được bồi thường hoặc những thiệt hại xảy ra hoặc những loại thiệt hại được ấn địnhtrước hay được tính trước với điều kiện những thiệt hại được ấn định trước hay được tính trước đóphải hợp lý, tức là phải tương xứng với thiệt hại dự kiến hoặc thiệt hại thực tế xảy ra2; (iii) Côngước Viên 1980 về mua ban hàng hóa quốc tế (CISG-United Nations Convention on Contracts forthe International Sale of Goods)3 không thừa nhận Phạt vi phạm là một biện pháp xử lý vi phạmhợp đồng. Hiên nay, CISG là một trong những Điêù ước quốc tế quan trọng trong hoạt động thươngmại quốc tế, với sự tham gia của nhiều quốc gia có nền kinh lớn đến từ nhiều trường phái luật khácnhau, như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc… Mục đích của CISG làhướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên,do sự khác biệt về quan điểm giữa các nước theo trường phái Civil law và Common law nên Phạtvi phạm không được công nhận như những biện pháp xử lý (chế tài thương mại) đối với các hànhvi vi phạm hợp đồng trong CISG4. 1 Điều 1226 Bộ luật Dân sự Pháp 2 Hoàng Thanh Giang (2021), Hoàn thiện pháp luật về Phạt vi phạm hợp đồng, Tạp chí Công Thương, Số 28,tháng 12. 3 Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban củaLiên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và chính thức ban hành năm 1980, có hiệu lực năm 1988.4 Theo Mục III, Chương 2 từ điều 45 đến điều 52 quy định về “Các biện pháp pháp lý trong trường hợp bên bán vi phạmhợp đồng”; Mục IV, Chương 3 từ điều 61 đến điều 63 về “Các biện pháp pháp lý trong trường hợp bên mua vi phạm 276 Ở Việt Nam, có sự thay đổi về quan điểm Phạt vi phạm của các nhà lập pháp. Bộ luật Dân sự1995, Phạt vi phạm được coi “là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoảthuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền chobên có quyền bị vi phạm.1 Tuy nhiên, để thể hiện đúng bản chất của Phạt vi phạm cũng như phù hợpvới thông lệ quốc tế, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, đã phủ nhận quan điểm Phạt viphạm là một biện pháp bảo đảm mà quy định Phạt vi phạm là một trong những nội dung của hợpđồng, theo đó “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạmnghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”2. Trong lĩnh vực thương mại, các nhà làmluật cũng có sự thay đổi quan điểm từ việc coi Phạt vi phạm là một chế tài luật định chuyển sangPhạt vi phạm là một chế tài thỏa thuận. Cụ thể, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, Trong nhữngtrường hợp cụ thể, mặc dù không có sự thỏa thuận trong hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêucầu bên vi phạm hợp đồng trả cho mình một khoản tiền phạt theo khung mà pháp luật đã quy địnhsẵn.3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa Phạt vi phạm “là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạmtrả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”4. Điều này, đồngnghĩa với việc Phạt vi phạm là một chế tài vật chất phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Như vậy, Phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,đồng thời là một chế tài thể hiện trách nhiệm vật chất của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm vàchỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Thương mạiViệt Nam hiện hành vẫn còn một số bất cập cần nghiên cứu và hoàn thiện.2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG 2.1. Thời điểm thỏa thuận Phạt vi phạm hợp đồng Luật Thương mại 2005, chưa xác định cụ thể thời điểm thỏa thuận Phạt vi phạm. Theo Điều300 Luật Thương mại 2005, “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả mộtkhoản t ...

Tài liệu được xem nhiều: