Đất nước mình thừa những trăn trở, thừa những nắng mưa, thừa những giông tố. Hơn 4000 năm ảm đạm những u uẩn như sương mù lan toả. Những mặt cúi gằm chiu chít trên mặt đất như sợ hãi, như lo lắng, như kiếm tìm, như bất an, như trông chờ mòn mỏi vô định; đôi lúc mới hơi ngẩng đầu lên, mỏi mắt trông qua làn sương mờ đặc, có thấy chút nắng vàng, nửa muốn gào thét đứng lên, nửa lại bất lực cúi gằm đầu xuống....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI Đất nước mình thừa những trăn trở, thừa những nắng mưa, thừa những giông tố.Hơn 4000 năm ảm đạm những u uẩn như sương mù lan toả. Những mặt cúi gằm chiu chíttrên mặt đất như sợ hãi, như lo lắng, như kiếm tìm, như bất an, như trông chờ mòn mỏi vôđịnh; đôi lúc mới hơi ngẩng đầu lên, mỏi mắt trông qua làn sương mờ đặc, có thấy chútnắng vàng, nửa muốn gào thét đứng lên, nửa lại bất lực cúi gằm đầu xuống. Đất nước mình chưa bao giờ sản sinh ra một cái gì quá vĩ đại, vĩ đại đến mức có thểlàm nhân loại oà khóc, vỡ nát trái tim trần vì sung sướng hay đau khổ. Đất nước nước mìnhlủi thủi và âm thầm đi mải miết qua những năm tháng. Đất nước mình quá trông chờ, quákỳ vọng vào bình an, chiến đấu vì bình an, mong muốn đẩy bình an thành vĩnh an đến độkhông muốn chấp nhận một phiêu lưu nào mà phải trả giá bằng bình an nữa. Mà những gìvĩ đại bao giờ cũng chông chênh, đứng trên chông chênh, tồn tại vì chông chênh và mất -còn trên thế chông chênh ấy. Cách đây hơn 60 năm, vào thời điểm máu đỏ rỏ xuống đất này trong cuộc đi tìmvĩnh an ấy, một người nghệ sĩ chưa đầy 30 tuổi đã khắc khoải đau đáu suy tư về cuộc đi tìmnhững giá trị vĩnh cửu của dân tộc. Giá trị ấy bao hàm vừa cái vĩ đại thiếu thốn muôn đờitrên dải đất hẹp này, vừa cái yên ổn nhàn nhạt cần thiết để duy trì đời sống. Những ưu tưấy đã kết thành vở kịch Vũ Như Tô. Trước tiên nhắc đến vở Vũ Như Tô, không ai không một lần băn khoăn trước lời đềtựa của Nguyễn Huy Tưởng: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên làgiống Angkor! Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ? Ôikhô khan! Ôi gay gắt ! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam. Than ôi!Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng q ua cùng mộtbệnh với Đan Thiềm. Một trong những điều khiến Vũ Như Tô gây ra nhiều tranh cãi về nội dung đích thực,tư tưởng tác giả muốn thể hiện chính là do lời đề tựa này. Thậm chí có nhà phê bình còncho rằng lời đề tựa đã chứng tỏ cho thấy sự dao động trong tư tưởng Nguyễn Huy Tưởngkhi ấy. Tuy nhiên, theo dòng thời gian gạn đổ, những gì tầm thường sẽ băng đi, chỉ cònđọng lại tấm lòng tri âm thật sự của con người đối với tác phẩm. Vũ Như Tô dần dần đãđược những nhà phê bình nghiên cứu trả lại đúng diện mạo và ý nghĩa ban đầu của nó.Trong hàng loạt những bài phê bình, ta thấy nổi bật lên là bài của Đỗ Đức Hiểu và PhạmVĩnh Cư. Đây là hai bài viết không đi theo những xét đoán mang tính xã hội học và lịch sửthông thường mà thuần tuý đi về phân tích, nghiệm giá tác phẩm trên cơ sở văn bản, cấutrúc và đặc trưng thể loại. Bài viết Bi kịch Vũ Như Tô của Đỗ Đức Hiểu nhận định Vũ Như Tôtrên cơ sở đối chiếu với các nguyên tắc cơ bản của thể loại kịch. Bài nghiên cứu Bàn thêmvề bi kịch Vũ Như Tô của Phạm Vĩnh Cư lại đi sâu hơn một bước: tập trung chuyên sâu vàoviệc chứng minh và khẳng định Vũ Như Tô là một tác phẩm bi kịch. Bài viết đã đạt được www.hoc360.vnnhững thành công đáng kể trong công việc tìm hiểu ý nghĩa và tầm vóc thật sự của Vũ NhưTô cũng như tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể nói Phạm Vĩnh Cư đã thấu hiểu đượcniềm ưu hoạn của Nguyễn Huy Tưởng. Mở đầu, ta có thể cảm nhận được ngay rằng đây là một bài viết mang tính khoa họccao. Tác giả đã rất cẩn thận nghiên cứu, nghiền ngẫm và tham khảo ý kiến các bài nghiêncứu khác để có một cái nhìn tổng quát về tình hình nhận định và nhữ ng thiếu sót trong việctiếp cận Vũ Như Tô. Trên cơ sở đó, Phạm Vĩnh Cư đưa ra một nhận định đúng đắn và xácđáng: “Trước chuyên luận “Bi kịch Vũ Như Tô”, đã có không ít người gọi đúng tên thể loạicủa tác phẩm này. Song sự gọi đúng tên chưa kèm theo một sự nhận mặt chính xác.” Từđó, ông khẳng định rõ ràng nội dung công việc mình sẽ thực hiện trong bài nghiên cứu củamình như sau “Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh Vũ Như Tô là tác phẩmbi kịch duy nhất và đích thức của Nguyễn Huy Tưởng.” Hơn thế, đây là một nhận định nềntảng để sau này Phạm Vĩnh Cư có điều kiện và cơ sở để khẳng định Vũ Như Tô là một trongsố rất ít ỏi những vở bi kịch mà Việt Nam có được. Phạm Vĩnh Cư coi bài viết của mình nhưmột bước phát triển lên thêm, sâu thêm từ những công trình trước đó, đặc biệt là từ bài viếtcủa Đỗ Đức Hiểu. Vì vậy ông khiêm tốn đặt tên chuyên luận của mình là “Bàn thêm về bikịch Vũ Như Tô”. Vũ Như Tô là một con người có thật, cũng như một số nhân vật khác trong vở kịchnhư vua Hồng Thuận Lê Tương Dực, Quận công Trịnh Duy Sản, Đông các học sĩ NguyễnVũ,... Qua lịch sử, ta có thể tìm thấy những đoạn viết về chuyện Vũ Như Tô vào thời vuaHồng ...