Danh mục

Chiếc ấn đồng Lương Tài Hầu chi ấn thời Minh Mạng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chuyến khảo sát và sưu tầm các hiện vật văn hóa của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiếp xúc được một bộ sưu tập ấn triện của một nhà sưu tập ở Thành phố Hồ Chí Minh, bộ ấn triện này có niên đại trải dài từ thời Lê sơ, Tây Sơn và nhiều nhất là thời Nguyễn với các chất liệu như ngà, đồng, gốm … Trong bộ sưu tập này phần lớn là ấn của các cơ quan hành chánh huyện, trấn, xã, ấn của các tướng lĩnh quân đội, và ấn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiếc ấn đồng " Lương Tài Hầu chi ấn " thời Minh Mạng Chiếc ấn đồng Lương Tài Hầu chi ấn thời Minh Mạng Trong chuyến khảo sát và sưu tầm các hiện vật văn hóa của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiếp xúc được một bộ sưu tập ấn triện của một nhà sưu tập ở Thành phố Hồ Chí Minh, bộ ấn triện này có niên đại trải dài từ thời Lê sơ, Tây Sơn và nhiều nhất là thời Nguyễn với các chất liệu như ngà, đồng, gốm … Trong bộ sưu tập này phần lớn là ấn của các cơ quan hành chánh huyện, trấn, xã, ấn của các tướng lĩnh quân đội, và ấn tư nhân. Trong số đó duy nhất có một chiếc ấn tước phong, xin được giới thiệu chiếc ấn này: 1/ Kiểu dáng: Ấn được đúc bằng đồng, gồm có hai phần: - Núm ấn (tay cầm) dạng chuôi vồ cao 6cm, có hình bầu dục cạnh dài 2,1cm, cạnh ngắn 1,7cm lớn ở phần trên, nhỏ dần xuống và thắt lại bên dưới. - Thân ấn hình vuông mỗi cạnh dài 7cm, dày 1,17cm gồm có 2 mặt: mặt trên gọi là lưng ấn (tiếp giáp với núm), mặt dưới (mặt đóng xuống văn bản, giấy tờ) gọi là mặt ấn - Lưng ấn: Ngay giữa là phần tiếp giáp với núm ấn. Cạnh phải và cạnh trái của lưng ấn mỗi bên khắc chìm một dòng chữ Hán theo thể chữ khải (chân phương) nét chữ rõ, đều theo hàng dọc, đọc từ trên xuống. Cạnh phải khắc dòng lạc khoản “明命拾肆年吉月日造 – Minh Mệnh thập tứ niên cát nguyệt nhật tạo”. Cạnh trái khắc dòng trọng lượng “重拾五両五錢柒分- Trọng thập ngũ lạng ngũ tiền thất phân”. - Mặt ấn: Có 5 chữ Hán được khắc nổi, ngược theo thể chữ triện, xếp theo 3 hàng dọc (hàng giữa 1 chữ, 2 hàng bên 2 chữ) khi in ra đọc được là “良才侯之印 – Lương Tài Hầu chi ấn” Nét chữ dày 0,2cm theo thể chữ triện đứng, 4 chữ ở 2 hàng bên có kích thước bằng nhau đều cao 2,6cm; ngang 1,6cm riêng chữ ở giữa lớn hơn 1,5 lần chữ bên, kích thước đo được cao 3,9cm; ngang 1,9cm. Viền mặt ấn rộng 0,8cm. 2/ Niên đại – Chủ nhân: Dựa vào dòng chữ ghi trên lưng ấn “Minh Mệnh thập tứ niên cát nguyệt nhật tạo” có thể xác định niên đại của ấn được đúc vào ngày tháng tốt năm Minh Mệnh thứ 14 – 1833 và chữ khắc trên mặt ấn là “Lương Tài Hầu chi ấn” thì rõ ràng đây là chiếc ấn của Hầu tước Lương Tài. Trước hết xin làm rõ tên Lương Tài Hầu. “Hầu”: tên tước phong, là tước đứng hàng thứ hai trong ngũ tước triều Nguyễn: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Ngũ tước từ thời Minh Mệnh về sau ít dùng chỉ phong cho những người trong hòang tộc, người đã chết hay những người có huân công lớn đối với triều đình. Theo qui định triều Nguyễn việc phong tước được chia thành 2 lọai là Tôn tước và Huân tước. Tôn tước chỉ phong cho những người trong hòang tộc, tôn thất, họ hàng với Vua. Ở chế độ Tôn tước, còn có tước Vương, đây là tước vị cao nhất trong hệ thống tước phong triều Nguyễn. Về xét công phong tước, triều đình có qui định rõ “Phàm cho phong tước, từ tước Thân vương đến tước Hương công là dùng để phong cho hòang tử cùng các chú bác anh em họ gần, mà đã từng làm hòang tử, từ tước Huyện hầu trở xuống đều dùng để phong cho tôn thất…” (1). Khi phong tước thì kèm theo đó là sách và ấn cho người được phong tước. Tùy theo tước vị cao thấp mà ban cấp sách và ấn. Sách, ấn của Hầu tước được tập phong đều bằng bạc; ấn vuông 1 tấc 7 phân 6 ly, dày 3 phân 2 ly. Núm chạm con kỳ lân, hòm đựng ấn bằng gỗ sơn đỏ, 4 góc bịt bạc. Kiềm cái bằng ngà, hộp son bằng thiếc.(2) Huân tước chỉ phong cho công thần là những người có huân công, chiến công đặc biệt đối với triều đình mà không phải là tôn thất, họ hàng với vua. Ở chế độ Huân tước, tước Công là tước vị cao nhất, thường chỉ ban cho người đã chết, còn đối với người còn sống thì chỉ được phong tước Hầu trở xuống. Sự việc này, vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) đã được nghị chuẩn khá rõ “Con cháu công thần được nối đời tập phong tước, ấn triện đúc cấp cho đều dùng chất đồng, theo thứ bậc mà giảm bớt đi. Như ấn của tước Hầu vuông 1 tấc 6 phân 2 ly, dày 2 phân 7 ly dấu kiềm bằng ngà vuông 5 phân 4 ly…chữ triện, đều dùng tên thái ấp và tước được phong, như 5 chữ “Lương Tài Hầu chi ấn”, dấu kiềm bằng ngà khắc 2 chữ “Lương Tài”. (3) Qua đó cho thấy ở chế độ tước phong, triều Nguyễn cũng có sự phân biệt khá rõ giữa Tôn tước và Huân tước, như ta thấy cùng tước Hầu nhưng đối với Huân tước thì chỉ được ban cấp cho ấn đồng, núm thẳng còn đối với Tôn tước thì được ban cấp cho ấn bạc, núm chạm hình con kì lân. Từ đây có thể khẳng định chiếc ấn “Lương Tài Hầu” được đúc bằng chất đồng, núm thẳng là lọai ấn được ban cấp cho công thần không phải dòng dõi hòang tộc. “Lương Tài”: chính là tên thái ấp được ban kèm với tước phong. Trong khỏang thời gian từ năm Gia Long thứ 7 (1808) đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Ấp Lương Tài là 1 trong 100 ấp thuộc Thuộc Thời Tú, Huyện Tuy Viễn, Phủ Qui Nhơn, Trấn Bình Định. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) chia đặt lại tỉnh hạt, đổi Trấn làm Tỉnh, lúc này thôn Lương Tài, Đông giáp sông, Tây giáp 3 thôn Hạo Quang, Luật Bình, Tân Mỹ, Nam giáp thôn Tân Mỹ, Bắc giáp thôn Chiêu Quang thuộc Tổng Vân Dương, Huyện Tuy Phước, Phủ An Nhơn, Tỉnh Bình Định. (4) Như vậy, “Lương Tài” là tên đất phong không phải tên người? Vậy Lương Tài Hầu là ai? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần giở những trang sử do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên sọan thấy chép “Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], mùa xuân, tháng 3 phong tước, ấp cho các công thần. Vua bảo Nội các rằng: ” … nay được lúc nước nhà hơi rỗi, chính là lúc nên thưởng tước, đền công để đáp lại công lao đặc biệt của các công thần. Năm trước đã liệt những công thần quá cố vào hàng phối hưởng ở miếu đình, ban cho tước vương, tước công, tước hầu và đất ăn lộc tưởng đã đủ yên ủi được vong hồn họ rồi. Nay những công thần còn ở triều đình như Tiền quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự là Trần Văn Năng, Trung quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự là Tống Phúc Lương, thự Hậu quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự là Phan Văn Thúy, đều là những người lập được nhiều công trạng vẻ vang ở đầu đời trung hưng. Vậy phong cho Trần Văn Năng làm Lương Tài hầu, Tống Phước Lương làm Vĩnh Thuận hầu, Phan Văn Thúy làm Chương Nghĩa hầu” (5). Như vậy, mùa xuân th ...

Tài liệu được xem nhiều: