Chiến lược 'truyền thông khủng hoảng'
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược “truyền thông khủng hoảng” Chiến lược “truyền thông khủng hoảng” * Có lý thuyết cho rằng, khi xảy ra khủng hoảng, việc được xem là quan trọng thứ hai, sau hành động giải quyết tình huống, là truyền thông. Ông có đồng ý với quan điểm đó? - Nói như vậy vừa đúng vừa chưa đúng! Chưa đúng vì thật ra, truyền thông tham gia xử lý khủng khoảng ngay vào thời điểm khủng hoảng vừa xảy ra. Sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vừa qua là một ví dụ. Ngay khi sự cố xảy ra, Ban giám đốc TEPCO và Chính phủ Nhật nhất thời chưa có giải pháp và chưa biết phải giải quyết tình huống thế nào, nhưng vẫn thông tin cho báo chí và công chúng rõ tình hình hiện trạng và thông điệp kiểu như “đang nỗ lực hết sức mình để giải quyết sự cố”, nhằm trấn an dư luận và tạo niềm tin “sẽ được giải quyết” nơi công chúng. Ngay cả khi đã có giải pháp nhưng hành động chưa xong, đôi khi kéo dài, truyền thông vẫn tham gia trong suốt quá trình hành động này, nhằm dẫn dắt dư luận, tránh để tình trạng suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, nếu không, có thể xảy ra sự mất kiên nhẫn từ công chúng và sự từ bỏ của khách hàng, vì thời gian giải quyết quá dài mà dư luận không biết chuyện gì đang xảy ra. Nói truyền thông là việc được ưu tiên thứ hai trong quá trình xử lý khủng hoàng là đúng, vì 3 lý do sau: (1) Ưu tiên hàng đầu vẫn là tập trung nguồn lực giải quyết tình huống và giải pháp cho sự cố. (2). Khi đã có hướng giải quyết sự cố thì truyền thông mới biết nói gì, thông điệp truyền thông mới thuyết phục, tránh việc nói chung chung gây thêm suy diễn và mất niềm tin từ dư luận. (3) Khi khủng hoảng xảy ra, chỉ có 2 nhóm người liên quan. Nhóm thứ nhất gồm những người trực tiếp tham gia vào khủng hoảng (thường không nhiều), cụ thể là ban giám đốc, nhân viên tham gia giải quyết khủng hoảng, hoặc nạn nhân của khủng hoảng. Nhóm thứ hai là công chúng, khách hàng... Nhóm này hiển nhiên là rất đông, và họ chỉ biết về khủng hoảng qua thông tin chính thức hoặc phi chính thức. Dư luận biết nhiều hay ít, thông tin mang tính tiêu cực hay tích cực, công chúng chấp nhận hay không chấp nhận hướng giải quyết và kết quả khủng hoảng...đều là kết quả của truyền thông. * Ai là người phát ngôn thích hợp khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng? - Tùy theo mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng mà chỉ định người phát ngôn. Thông thường, các tổ chức gặp khủng hoảng đều lập ra ủy ban giải quyết khủng hoảng (UBGQKH). Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà thành phần của ủy ban có hay không bao gồm CEO/Chủ tịch HĐQT và các giám đốc liên quan, nhưng chắc chắn người phụ trách truyền thông trong doanh nghiệp phải là một thành viên của ủy ban này. Chiến lược truyền thông trong khủng hoảng cũng sẽ được xây dựng. Theo đó, tùy vào diễn biến giải quyết khủng hoảng mà UBGQKH xác định sẽ đưa ra thông điệp gì và ai sẽ là người phát ngôn - CEO hay phụ trách truyền thông. Đồng thời cũng xác định ai sẽ trực tiếp trả lời thắc mắc của dư luận và báo chí, và cách thức trả lời thế nào.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khủng hoảng truyền thông Quản trị khủng hoảng truyền kiến thức truyền thông truyền thông hiệu quả phương thức truyền thông kĩ năng giải quyết khủng hoảng kế hoạch truyền thôngTài liệu cùng danh mục:
-
Những thảm họa truyền thông trong khủng hoảng
6 trang 629 0 0 -
Các lỗi trong thiết kế kênh phân phối
5 trang 353 0 0 -
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 342 0 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Quan hệ công chúng (Public Relations)
4 trang 293 1 0 -
6 trang 281 0 0
-
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 255 0 0 -
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 249 0 0 -
Tài liệu ôn thi Google Adword tìm kiếm nâng cao
307 trang 241 0 0 -
Đề thi môn Quan hệ công chúng (PR)
6 trang 224 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0