Danh mục

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.98 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số" bàn về việc giáo dục và tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị mang tầm vóc thời đại, ý nghĩa lịch sử to lớn, tinh thần quyết chiến của quân và dân ta, nhất là tinh thần dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ là vô cùng cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 VỚI GIÁO DỤC TINH THẦN DÂN TỘC CHO SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI SỐ SV. Dương Bùi Vinh* - SV. Nguyễn Ngọc Nhi - SV. Nguyễn Hữu Phước Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) Email: duongbuivinh@gmail.com Tóm tắt: Trong lịch sử tiến hành đấu tranh giữ nước, chống xâm lược của dân tộc, ViệtNam đã làm nên nhiều chiến công hiển hách, đi vào lịch sử nhân loại như những huyền thoại.Một trong số đó là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địacầu”. Giá trị của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ không chỉ thể hiện kết tinh giá trịcủa nghệ thuật quân sự Việt Nam mà còn là những bài học quý giá trên nhiều phương diện,trước hết là tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốcquyết sinh”. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng và vô cùngphức tạp, các thách thức đa dạng về an ninh, chính trị - xã hội luôn hiện hữu. Vì vậy, tuy dântộc Việt Nam đang sống trong hòa bình nhưng nguy cơ chiến tranh chưa hoàn toàn bị triệt tiêu,nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch, tổ chức phản động lợi dụng sự bùng nổ của côngnghệ thông tin trong thời đại toàn cầu hoá để xuyên tạc, kích động lòng dân, nhất là trong giớitrẻ hiện nay, khiến một bộ phận, bao gồm sinh viên, học sinh rơi vào sai lầm, lệch lạc về tưtưởng, đạo đức và vô cảm trước sự tồn vong của dân tộc. Do đó, giáo dục tinh thần dân tộcqua chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ là cách để thế hệ trẻ ngày nay gìn giữ và tiếp tục pháthuy truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu hiệnđại hoá đất nước. Từ khóa: Điện Biên Phủ, tinh thần dân tộc, sinh viên, thời đại số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 8 năm “nằm gai nếm mật” kháng chiến (1945-1954), quân và dân ta đã lầnlượt đánh bại các kế hoạch xâm lược Việt Nam, tái chiếm Đông Dương của nhiều tướnglĩnh Pháp sừng sỏ, từ D’Argenlieu, Lelerc đến Revers và De Lattre de Tassigny. Thắnglợi của quân dân Việt - Lào trong chiến dịch Thượng Lào (5/1953) cùng sự phản đối gaygắt chiến tranh phi nghĩa tại Đông Dương từ trong và ngoài nước buộc các nhà cầmquyền Pháp phải đẩy nhanh tiến độ kết thúc cuộc chiến này. Ngày 7/5/1953, Thủ tướngRéne Mayer cử Henri Navarre làm tướng chỉ huy thứ 7 của Quân đội viễn chinh Phápvùng Viễn Đông. Sau khi đánh giá tình hình qua “Bản tổng kết ảm đạm”1 của mình,H.Navarre đã đề ra một kế hoạch mới - Kế hoạch Navarre - với hi vọng “tạo nên nhữngđiều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị trong danh dự mà chính phủphải nắm lấy khi thời cơ đến”2.1 Henri Navarre (1956), “Thời điểm của những sự thật”, ngày 26/4/2016, nguồn:https://www.quansuvn.net/index.php/topic,29849.30.html.2 Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.164. 429 Đứng trước sự chuẩn bị của thực dân Pháp, quân ta đã tổ chức cuộc tiến côngchiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm mục đích phá tan kế hoạch Navarre từ bướcđầu tiên3. Ban đầu, Navarre chỉ coi Điện Biên Phủ là một cứ điểm để ngăn chặn hànhđộng quân sự trong cuộc tiến công của đối phương. Nhưng khi phát hiện thêm hai Đạiđoàn quân ta là 308 và 316 di chuyển lên Tây Bắc, Navarre đã chú trọng tăng cườngbinh lực, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (11/1953)và chọn làm điểm quyết chiến chiến lược với chủ lực Việt Minh. Trong lúc đó, Bộ Chínhtrị, Tổng Quân ủy Việt Nam cũng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiếnchiến lược với quân Pháp. Như vậy, Điện Biên Phủ đã trở thành “điểm hẹn lịch sử” củahai bên4 trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Trong 56 ngày đêmcủa cuộc chiến, bộ đội ta khoét núi, ngủ hầm, thông qua phương châm tác chiến phùhợp, đầy thông minh, sáng tạo, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, sự tập trung lãnh đạo,chỉ huy của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉhuy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận, bằng quyết tâm cao độ; với 3 đợt tấn côngbất ngờ, sấm sét; thực hiện phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, ngày7/5/19545, các lực lượng của quân đội ta đã đập tan toàn bộ “pháo đài bất khả xâm phạm”do Pháp dày công xây dựng6. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại vô vàn các giá trị lịch sử cho dân tộc. Chiếnthắng Điện Biên Phủ đã phá tan kế hoạch Navarre, phá sản âm mưu giành ưu thế quânsự nhằm lật ngược tình thế chiến tranh ở Đông Dương của Pháp và can dự Mỹ. Kỳ tíchĐiện Biên Phủ đã giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược của Pháp, tạo điều kiệnthuận lợi cho đòn tấn công ngoại giao của Việt Nam, buộc các thế lực thực dân hiếu chiếnphải ký kết H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: