Danh mục

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhân tố quyết định thắng lợi Hội nghị Giơnevơ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhân tố quyết định thắng lợi Hội nghị Giơnevơ" trình bày về chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc Pháp phải ký kết và thừa nhận những điều khoản trong Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia; tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, độc lập, chủ quyền của 3 nước Đông Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhân tố quyết định thắng lợi Hội nghị Giơnevơ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ ThS.NCS. Nguyễn Thị Thanh Nga1 - TS. Lê Đức Hạnh2* 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email*: duchanh05@gmail.com Tóm tắt: Thực dân Pháp ngày càng thất bại thảm hại khi tái xâm lược Việt Nam. Nhằmtìm kiếm một giải pháp “rút lui trong danh dự”, thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểmĐiện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân đội Việt Minh. Tuy nhiên, sự thất thủcủa tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã buộc Pháp ký kết hiệp định Geneva. Chiếnthắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,buộc Pháp phải ký kết và thừa nhận những điều khoản trong Hiệp định Geneva, chấm dứt chiếntranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia; tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản,độc lập, chủ quyền của 3 nước Đông Dương. Từ khóa: chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi, Hội nghị Giơnevơ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 8 năm, kể từ 23/9/1945 khi tiến hành chiến tranh tái xâm lược Việt Nam, thựcdân Pháp ngày càng thất bại trên nhiều mặt trận. Trên mặt trận quân sự, quân đội Phápliên tiếp thất bại trước các chiến trận của quân đội Việt Nam từ Việt Bắc - Thu Đông(1947), Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950, chiến dịch: Trung du, Đường số 18, Hà NamNinh - 1951, Hòa Bình 1951-1952 và chiến dịch Tây Bắc – Thượng Lào năm 1952-1953.Những thắng lợi của quân đội ta từ 1947 đến 1953 đã nâng cao uy tín của Chính phủ ViệtNam ở trong nước cũng như ưu thế chính trị trên trường quốc tế. Quân đội Việt Nam đãphá được thế bị bao vây, thế và lực ngày càng mạnh lên, lực lượng kháng chiến càng ngàycàng trưởng thành. Từ những đội dân quân nhỏ, tự vệ đánh giặc với tất cả những gì ta cótrong tay: cuốc thuổng, gậy gộc, giáo mác, tầm vông thô sơ… quân ta đã trưởng thànhvới 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Quân đội ta đã hoàntoàn làm chủ trên chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta bất lợi cho địch,buộc địch phải thay đổi chiến lược đánh lâu dài với ta, bị quân ta điều động phân tán đikhắp các chiến trường. Trái lại, đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng. Vùng chiếm đóng của thực dân Pháp bị thu hẹp.Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động, đứng trước nguycơ thất bại thảm hại tại Đông Dương. Nhằm tìm cách gỡ thế bí để cứu vãn tình thế, với sựgiúp sức của đế quốc Mỹ, Ngày 7/5/1953, chính phủ Pháp cử tướng Navarre làm Tổngchỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Kế hoạch Navarre ra đời với mưu toantrong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ ViệtNam và bình định cả Nam Đông Dương. Kế hoạch Navarre là kế hoạch chung của thực 139dân Pháp và can thiệp Mỹ, là nỗ lực cuối cùng nhằm giành lại thế chủ động có tính quyếtđịnh về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng.Do đó, Mỹ càng tăng thêm viện trợ về binh lực và chi phí chiến tranh chiếm 78% chiếnphí của Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, những thực dân Pháp tiếp tục thất bại trước cáctrận tiến công của quân Việt Nam vào mùa khô 1953. Tình thế đó buộc Navarre thay đổichiến lược, xây dựng một cứ điểm tập trung (không dàn quân trên các mặt trận như kếhoạch ban đầu) để quyết chiến với quân đội Việt Nam. Điện Biên Phủ đã ra đời và trởthành tập đoàn cứ điểm của Pháp trong bối cảnh như vậy. Đáng đau đớn cho tướngNavarre và liên minh Pháp - Mỹ trong vấn đề này: Điện Biên Phủ được coi là “cỗ máynghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”, là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là mộttập đoàn cứ điểm “mạnh chưa từng có ở Đông Dương” đã thất thủ trước sức mạnh củaquân và dân Việt Nam. Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định quan trọng tớidiễn biến và kết quả của Hội nghị Giơnevơ. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Diễn biến Hội nghị Giơnevơ Từ khoảng giữa năm 1953, khi cục diện chiến trường Đông Dương ngày càng bấtlợi cho Pháp thì đại diện Chính phủ Pháp đã xúc tiến những cuộc gặp với Trung Quốc vàLiên Xô với mong muốn đạt một thỏa thuận rút khỏi Đông Dương trong danh dự. Ngày25/1/1954 tại cuộc họp của “tứ cường” gồm Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô ở Berlin (Đức),Pháp đã có kết quả bước đầu khi Liên Xô đưa ra đề nghị về việc tổ chức một hội nghịquốc tế để bàn về giải pháp chấm dứt chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên và giải quyết vấnđề chiến tranh ở Đông Dương. Đề nghị này lúc đầu chỉ được 03 nước chấp thuận, Mỹphản đối nhưng cuối cùng cũng đã đồng ý. Thỏa thuận này được ghi trong Quyết nghị củaHội nghị “tứ cường” được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 26/4/1954. Trên chính trường quốc tế, đầu năm 1954, nhiều nước đã thực sự quan tâm đếnvấn đề chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương. Thủ tướng Ấn Độ Nehru (ngày20/02/1954) đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn ở Đông Dương để tạo thuận lợi cho việc thảoluận vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ. Ngay sau đó, Nhân dân nhật báo củaTrung Quốc ra xã luận hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị Giơnevơ (ngày 22/02/1954).Tiếp theo đó là Indonesia, rồi Liên Xô cũng lên tiếng ủng hộ việc tổ chức Hội nghịGiơnevơ nhằm đẩy nhanh tiến trình hòa hoãn Đông–Tây. Trong tình hình đó, TrungQuốc nhận thấy muốn củng cố vai trò quốc tế và ảnh hưởng ở châu Á thì cần phải hòahoãn để giải quyết vấn đề Đông Dương và Triều Tiên. Pháp và một số quốc gia như Mỹ,Anh đồng ý tổ chức Hội nghị Giơnevơ về vấn đề chiến t ...

Tài liệu được xem nhiều: