Danh mục

Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với công giáo (1955–1963)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với công giáo (1955–1963)" các mặt chính trị, văn hóa – giáo dục. Từ đó, thấy được mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị và những đặc điểm trong sinh hoạt tôn giáo của dân tộc ta trong giai đoạn này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với công giáo (1955–1963) CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO (1955 – 1963) Phạm Thị Vân Anh1 1. Khoa Sư phạm – Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong những chính sách của Mỹ - Diệm nổi bật có chính sách về tôn giáo. Mỹ - Diệm xácđịnh lực lượng Công giáo có thể sử dụng làm hậu thuẫn cho chế độ Việt Nam Cộng hoà, còncác tôn giáo khác có quan hệ thân thiết với dân tộc Việt Nam nên sẽ cản trở hoạt động của Mỹ- Diệm. Do đó, bằng nhiều biện pháp khác nhau, chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chínhsách dễ dãi, tôn vinh Công giáo trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, văn hoá - giáo dục. Từđó, cho thấy mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị và những đặc điểm trong sinh hoạt tôn giáocủa dân tộc ta trong giai đoạn này. Từ khóa: Chính sách, Công giáo, Đệ nhất Cộng hòaĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm nay, với nhiều biến động lịch sử to lớn. Từnăm 1954 đến năm 1975, đất nước trải qua 21 năm dưới chế độ thực dân mới của Mỹ. Đây làthời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về chính trị và có những thay đổi to lớn về xã hộitrên nhiều phương diện. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết, đất nước Việt Nam tạm thờibị chia cắt thành hai miền với hai chính quyền riêng biệt: Miền Bắc là chính quyền Việt NamDân chủ Cộng hoà; Miền Nam là chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Tại miền Nam Việt Nam,chế độ Việt Nam Cộng hoà được chia làm 3 thời kỳ: Đệ nhất Cộng hoà - Chính quyền NgôĐình Diệm (1955 – 1963); Thời kỳ Quân quản (1963 – 1967); Đệ nhị Cộng hoà (1967 – 1975).Trong các thời kỳ trên, chế độ Việt Nam Cộng hoà thời Ngô Đình Diệm là giai đoạn lịch sử cónhiều vấn đề đặt ra nhất. Chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với hệ thống các chính sách của Mỹ và chính quyềntay sai đã gây ra những tác động đa chiều đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trên khắp cả nước.Mỹ - Diệm từng bước thực hiện những chính sách của mình, những chính sách đó theo chínhquyền Ngô Đình Diệm là xuất phát từ lợi ích của nhân dân miền Nam Việt Nam, mang giá trịnhân văn cao cả. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, những chính sách đó xuất phát từ mưuđồ chính trị, từ lợi ích của Mỹ - Diệm, là chính sách thực dân mới của Mỹ, mà chính quyền NgôĐình Diệm là tay sai. Trong những chính sách của Mỹ - Diệm, nổi trội hơn hết có chính sách đối với tôn giáo.Khi bàn về chính sách tôn giáo của Mỹ - Diệm thì hầu hết những nhà lịch sử sẽ trả lời ngay: Chínhsách tôn giáo của Mỹ - Diệm là chính sách ưu đãi Công giáo, kỳ thị Phật giáo và các tôn giáokhác. Tuy nhiên, tại sao Mỹ - Diệm lại thực hiện chính sách như vậy? Tại sao lại ưu đãi công 581giáo, kỳ thị các tôn giáo khác?. Chính sách bất công tôn giáo này đã để lại hệ quả như thế nào đốivới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam Việt Nam? Do đó, để làm rõ vấn đề này, chúngtôi nghiên cứu vấn đề “Chính sách của chế độ Đệ nhất Cộng hòa đối với Công giáo (1955 –1963)” về các mặt chính trị, văn hoá – giáo dục. Từ đó, thấy được mối quan hệ giữa tôn giáo vàchính trị và những đặc điểm trong sinh hoạt tôn giáo của dân tộc ta trong giai đoạn này.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ GIÁO HỘI THIÊN CHÚAGIÁO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1963 Sau hiệp định Giơnevơ, Mỹ từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam. Về chính trị,Mỹ đã ép Pháp trao quyền cai trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm – con bài Mỹ đã chuẩn bịtừ trước. Tháng 3/1956, Mỹ - Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội ở miền Nam, lập chế độ“Việt Nam Cộng hòa” do Diệm làm tổng thống. Sự kiện Mỹ - Diệm lập “quốc gia độc lập” “dânchủ” ở miền Nam là cột mốc đã đánh dấu Mỹ đã đặt xong thể chế chính trị hoàn toàn phụ thuộcMỹ ở miền Nam. Để gây dựng và duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ tăng cường viện trợmọi mặt cho Diệm. Lực lượng trụ cột để bảo vệ “Việt Nam cộng hòa” là quân đội Sài Gòn doMỹ huấn luyện, chỉ huy. Vào cuối tháng 6 năm 1954, trong khi hội nghị Giơnevơ đang tiến hành thì tổng thốngMỹ Eisenhower đã tỏ ý định tổ chức một cuộc di dân lớn từ miền Bắc vào miền Nam với cáchình thức dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng bức và đồng bào công giáo là đối tượng trọng điểm trong cuộcdi dân này. Theo linh mục Trần Tam Tỉnh thì xét về công giáo di cư, người ta cần hiểu rằnghàng giáo sĩ đã ảnh hưởng lớn cho việc ra đi này. Theo thống kê của linh mục thì trong khi có40% giáo dân miền Bắc di cư vào Nam thì phải có tới 70% linh mục miền Bắc di cư vào Nam(Đỗ Quang Hưng, 2003). Âm mưu cưỡng ép và dụ dỗ đồng bào các tôn giáo nói chung và đồng bào công giáo nóiriêng ở miền Bắc di cư vào Nam là một bộ phận trong toàn bộ âm mưu can thiệp vào Việt Namcủa đế quốc Mỹ, nhằm chống lại nhân dân ta, đồng thời cũng là lực lượng quan trọng và đôngđảo về chính trị, xã hội, về kinh tế cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Cho tới thời điểm năm 1954, giáo hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: