Bài viết 'Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình' giới thiệu đến các bạn số lượng và chất lượng dân cư, những quy luật biến đổi dân số, vấn đề kế hoạch hóa gia đình hiện nay, nhiệm vụ, vai trò của dân số học,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xã hội học, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình - Đỗ Thái Đồng Xã hội học số 4 - 1983 CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ĐỖ THÁI ĐỒNG Số lượng và chất lượng dân cư Chính sách dân số là một trong những chính sách quan trọng của các quốc gia. Nó nhằm vào nguồn dự trữ con người, nguồn dự trữ lao động, tức là nguồn gốc mọi của cải xã hội. Chính sách đó nhằm cả về phương diện số lượng cũng như phương diện chất lượng của dân cư. Các nhà nước đều cần thiết phải kiểm kê dân số và hoạch định một chính sách nhằm có được một tương lai dân số thích hợp với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Trong các xã hội hiện đại vấn đề dân số đã trở thành một vấn đề bức thiết, nhất là ở các nước đang phát triển. Trước hết, đó là việc kiểm soát tình hình tăng dân số từ hơn một thế kỷ nay đã có một nhịp độ phi thường. Chỉ trong 20 năm 1950-1970 dân số thế giới đã tăng lên gần một tỷ người. Người ta dự tính rằng dân số thế giới từ 1 tỷ người năm 1830 sẽ đạt tới 7 tỷ rưỡi năm 2000. Sự phân bố dân số trên địa cầu không tương ứng với trình độ phát triển về kinh tế của các khu vực. Đại bộ phận dân số trên thế giới nằm trong khu vực của các nước chậm phát triển như châu Á, châu Phi. Nếu so sánh với thu nhập quốc dân thì những nước chậm phát triển chiếm 66% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 12,5% tổng sản phẩm quốc dân. Còn 87,5% sản phẩm quốc dân thuộc về những nước phát triển chỉ chiếm 31% dân số thế giới. Như vậy sự chậm phát triển kinh tế cùng với sự tăng dân số liên tục ở các quốc gia Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4 - 1983 36 Chính sách dân số chậm phát triển đã tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân các nước này. Số dân quá lớn trở nên một gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vốn dĩ thấp kém. Căn cứ vào những con số trung bình từ 1965 đến 1970 người ta nhận thấy có sự khác biệt bất lợi cho các nước đang phát triển về tỷ lệ phí phát triển dân cư so với trình độ phát triển kinh tế và mức sống của con người. Tỷ lệ sinh đẻ ở các nước phát triển là 18,5 phần nghìn còn ở các nước đang phát triển là 22,1 phần nghìn. Trong khi đó tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển là 65-75 tuổi, còn ở các nước đang phát triển là 1650 đô la, trong khi ở các nước đang phát triển chỉ có 240 đô la. Mỗi ngày số ca-lo ri tính trên đầu người ở các nước phát triển là 320 ca-lo-ri, còn ở các nước đang phát triển là 2.300 ca-lo-ri. Trên 4% dân cư ở các nước đang phát triển ở dưới tuổi 15 nghĩa là lứa tuổi chưa tham gia vào các quá trình lao động sản xuất chủ yếu của xã hội. Những con số trên đây nêu lên hai vấn đề: Về số lượng thì dân cư của các nước lạc hậu đã tăng lên nhanh chóng vượt xa những khả năng phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của con người. Mặt khác, xét về chất lượng thì sức lao động đã bị hạn chế bởi một phần quá lớn dân cư ở dưới tuổi lao động. Không phải ngẫu nhiên chính sách dân số đã trở thành một bộ phận khăng khít của chiến lược kinh tế và xã hội. Chính sách ấy nhằm kiểm soát sự sinh đẻ, hạn chế việc tăng dân số. Nhưng không phải chỉ có thế. Nó còn là một chính sách tích cực nhằm biến đổi chất lượng dân cư của một quốc gia, khai thác mạnh mẽ nguồn dự trữ lao động để mở mang nền kinh tế của đất nước. Việc truyền đạt cho nhân dân những hiểu biết tối thiểu về bức tranh dân số của thế giới về tình hình biến đổi của cư dân trong nước, về sức ép dân số đang ngày càng tăng lên đối với sự phát triển kinh tế, là điều kiện cần thiết để có một nhận thức nhất quán đối với chính sách dân số được áp dụng trên toàn xã hội cũng như trong mỗi gia đình. Nước ta là một nước chậm phát triển vốn có nền kinh tế lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Dân số nước ta đang tăng lên cũng trong một nhịp độ khá nhanh chóng, cứ 25 năm đến 30 năm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4 - 1983 Chính sách dân số 37 chúng ta có số dân tăng lên gấp 2 lần. Với tỷ lệ tăng dân số hiện nay chừng 2,5%, thì đến năm 2010 chúng ta sẽ có số dân chắc chắn ở mức trên 100 triệu. Sự phát triển kinh tế sẽ bị cản trở nếu số dân tiếp tục tăng với nhịp điệu như vậy. Mức sống không thể cải thiện ngay cả trong trường hợp đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong sản xuất. Điều chỉnh quá trình phát triển dân số, hạn chế sự sinh đẻ, thay đổi cơ cấu dân cư để làm tăng chất lượng của dân cư về khả năng lao động là những vấn đề bức thiết hiện nay. Không nhận thức được tính chất bức thiết ấy, không áp dụng những biện pháp có hiệu quả để thay đổi quá trình ph ...