Danh mục

Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.40 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn gốc chính sách hướng Đông của Ấn Độ; Đông Nam Á trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ; những kết quả bước đầu của việc thực thi chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY Nguyễn Thị Phương Hảo Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của “Thế giới phẳng”, quyển sách được liệt kê vào hàng bán chạy nhất (best - seller) của thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI, Thomas L. Friedman, đã dành chương mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng của mình bằng trường hợp của Ấn Độ, mà theo ông, với vị trí là một trong những siêu cường của ngành công nghiệp phần mềm máy tính (trong năm tài khoá 2006 kết thúc ngày 31/3/07, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ tăng 33% lên 31,4 tỉ USD. NASSCOM (Hiệp hội các Công ty Phần mềm và Dịch vụ quốc gia Ấn Độ) vừa công bố báo cáo điều tra hàng năm cho biết xuất khẩu phần mềm và các dịch vụ liên quan của Ấn Độ dự báo sẽ tăng gấp hai lần lên 60 tỉ USD trong ba năm tới, giúp Ấn Độ duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này trước các đối thủ khác như Trung Quốc, các nước EU… Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ)1, Ấn Độ là một trong những nhân tố tiêu biểu đóng góp mạnh mẽ vào quá trình làm “phẳng” thế giới. Sự kiện một học giả người Mĩ đưa hình ảnh của Ấn Độ thành một sự mở đầu cho một thế giới “phẳng” của tương lai, dù chỉ là một thế giới giả tưởng đi chăng nữa, vẫn là một hiện tượng đáng quan tâm. Sự kiện càng nổi bật hơn trong một thế giới tràn ngập những sự kiện của thế kỉ XXI ở chỗ, nó đã đề cập đến một quốc gia theo chủ trương “trung lập” và “không liên kết” từ khi giành được độc lập đến nay, kể cả trong những thời điểm phần lớn thế giới trải qua nhiều biến động lớn dưới tác động của cuộc chiến tranh lạnh, nhưng kể cả việc “trung lập” hay “không liên kết” cũng không thể khiến cho quốc gia này bị lãng quên đi như một số quốc gia khác đã từng tồn tại và bị lãng quên trên thế giới này. Nếu như đối với nhiều nước trên thế giới, sự phát triển vượt bậc của công nghệ phần mềm đã tạo ra một Ấn Độ như là một ví dụ tiêu biểu cho “thế giới phẳng”, thì đối với châu Á nói chung, và các nước Đông Nam Á nói riêng, chính sách hướng Đông của Ấn Độ cũng đang tạo ra ở khu vực này một hình ảnh mới đầy triển vọng trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh tới nay. 1. Nguồn gốc “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ Sự kết thúc chiến tranh lạnh năm 1989, và sự sụp đổ trật tự thế giới Yalta năm 1991 có thể được coi là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự nổi lên của hàng loạt những yếu tố mới trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới, vốn đã bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970. Nổi bật và dễ nhận thấy nhất trong những “yếu tố mới” của thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh là xu thế đối thoại trở thành xu thế chính của thế giới thay cho xu thế “đối đầu” tồn tại suốt một thời kì dài của chiến tranh lạnh, kéo theo đó là xu thế hợp tác vì sự phát triển chung thay vì chia rẽ bởi ý thức hệ, sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia lớn đặc biệt là Mĩ và Trung Quốc, sự vươn lên mạnh mẽ của các tổ chức khu vực như EU, ASEAN…, trung tâm kinh tế thế giới được dự báo sẽ chuyển về châu Á - Thái Bình Dương, làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh đến tất cả các quốc gia, sự thịnh vượng về kinh tế có xu hướng quan trọng hơn sự hùng mạnh về quân sự, và đang trở thành thước đo vị trí của các quốc gia trên trường quốc tế…  Khoa Lịch sử 1 TTXVN 05/07/2007. 1 Bối cảnh quốc tế có sự thay đổi to lớn như thế đã tác động sâu sắc đến phong trào Không liên kết nói chung và Ấn Độ nói riêng. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của phong trào Không liên kết là không tham gia vào các liên minh hoặc các khối quân sự của các cường quốc để tiến hành chiến tranh xâm lược các nước thế giới thứ ba, cũng như một số vấn đề quốc tế nổi cộm trước đây như ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, chạy đua vũ trang… đã không còn nhiều ý nghĩa trong một thế giới mà yếu tố kinh tế trở thành yếu tố nổi trội. Trong bối cảnh làn sóng toàn cầu hoá đang dâng cao trên toàn thế giới, trước hết là việc hội nhập vào đời sống quốc tế của các quốc gia được tiến hành ráo riết, thì ở một mức độ nào đó, việc “Không liên kết” có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Sau một thời gian dài thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa, nền kinh tế Ấn Độ đã có xu hướng tụt hậu so với các nền kinh tế của các nước đang phát triển khác. Nợ nước ngoài 70 tỉ USD không có khả năng chi trả, lạm phát kinh tế trên 13%2, nạn tham nhũng không kiểm soát được, dân số tăng nhanh kéo theo nhiều vấn nạn xã hội như tỉ lệ thất nghiệp tăng cao kéo theo tỉ lệ người nghèo đói và thất học… Tất cả những nguyên nhân trên đã trở thành nguyên nhân chính thúc đẩy Ấn Độ tiến hành điều chỉnh chính sách đối nội cũng như đối ngoại vào đầu thập niên 1990. Nhằm mục đích đưa Ấn Độ thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu, hoà nhập vào đời sống kinh tế, chính trị t ...

Tài liệu được xem nhiều: