Chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 347.06 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý và hiện trang phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 40. 1Đỗ Thị Thu Thủy * Trịnh Mai Vân * Tóm tắt Tăng trưởng xanh được xác định là vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn vốn đa dạng, phong phú. Trong đó thị trường trái phiếu xanh là kênh huy động vốn quan trọng cho tăng trưởng xanh ở các nền kinh tế. Tại Việt Nam, dù cơ chế chính sách phát triển thị trường này đã bắt đầu được hình thành. Song đây vẫn là công cụ huy động vốn khá mới mẻ trên thị trường, chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bài viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý và hiện trạng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Trái phiếu, trái phiếu xanh, tăng trưởng xanh. 1. Khái quát về trái phiếu xanh Trái phiếu xanh được ra đời vào năm 2008, do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát hành với mục đích tài trợ vốn cho các dự án xanh về môi trường. Mặc dù thời gian đầu chưa được các nhà đầu tư quan tâm, nhưng khi các vấn đề về môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, trái phiếu xanh trở thành một trong những công cụ huy động vốn phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu khí hậu (Climate Bonds Initiative - CBI): “Trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn trái phiếu xanh dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo”. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Email liên hệ: trinhmaivan@gmail.com 564 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Theo Bộ nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (Green Bond Principles - GBP) (2015): “Trái phiếu xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ dự án liên quan đến môi trường hay còn gọi là dự án xanh như dự án năng lượng sạch, nước sạch... Mỗi quốc gia, tổ chức, khu vực khác nhau sẽ có những cách thức, quy định riêng về việc phát hành loại trái phiếu này nhưng tất cả đều dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế GBP. Trong đó, trái phiếu xanh cần tuân thủ 4 nguyên tắc được quy định trong GBP là: sử dụng tiền thu được, đánh giá và chọn lựa dự án, quản lý tiền thu được và báo cáo về việc sử dụng vốn”. Theo G20 Green Finance (2016): “Trái phiếu xanh được phân biệt với trái phiếu thông thường bởi cam kết sử dụng nguồn vốn huy động để tài trợ hoặc tái cấp vốn cho các dự án hoặc doanh nghiệp xanh. Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi các chủ thể công như chính phủ, chính quyền địa phương hoặc khu vực tư nhân như ngân hàng, doanh nghiệp để tăng vốn cho các dự án gắn liền với môi trường”. Như vậy, trái phiếu xanh được định nghĩa như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch… Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty… Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA, để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần khoản đầu tư lên đến 46.000 tỷ USD. Trong bối cảnh đó đó, trái phiếu xanh được xem như giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển nền kinh tế “sạch” và bền vững. 2. Cơ sở pháp lý cho thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam Trái phiếu xanh là lĩnh vực đầu tư có tiềm năng phát triển rất lớn, thu hút nguồn vốn từ xã hội để thực hiện những dự án xanh. Nhu cầu về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh hiện không nhỏ, ước tính Việt Nam cần tới 30 tỷ USD và cam kết của Chính phủ thông qua hỗ trợ ngân sách quốc gia là cần thiết. Tại Việt Nam, cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh đã cơ bản được hình thành. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách pháp lý về tăng trưởng xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh: Ngày 12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về “phê duyệt 565 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, trong đó đã đề đến cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững. Ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1393/QĐ- TTg phê duyệt về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó xác định tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam. Ngày 03/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 40. 1Đỗ Thị Thu Thủy * Trịnh Mai Vân * Tóm tắt Tăng trưởng xanh được xác định là vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn vốn đa dạng, phong phú. Trong đó thị trường trái phiếu xanh là kênh huy động vốn quan trọng cho tăng trưởng xanh ở các nền kinh tế. Tại Việt Nam, dù cơ chế chính sách phát triển thị trường này đã bắt đầu được hình thành. Song đây vẫn là công cụ huy động vốn khá mới mẻ trên thị trường, chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bài viết tập trung phân tích cơ sở pháp lý và hiện trạng phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Trái phiếu, trái phiếu xanh, tăng trưởng xanh. 1. Khái quát về trái phiếu xanh Trái phiếu xanh được ra đời vào năm 2008, do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát hành với mục đích tài trợ vốn cho các dự án xanh về môi trường. Mặc dù thời gian đầu chưa được các nhà đầu tư quan tâm, nhưng khi các vấn đề về môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, trái phiếu xanh trở thành một trong những công cụ huy động vốn phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu khí hậu (Climate Bonds Initiative - CBI): “Trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn trái phiếu xanh dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo”. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | Email liên hệ: trinhmaivan@gmail.com 564 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Theo Bộ nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (Green Bond Principles - GBP) (2015): “Trái phiếu xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ dự án liên quan đến môi trường hay còn gọi là dự án xanh như dự án năng lượng sạch, nước sạch... Mỗi quốc gia, tổ chức, khu vực khác nhau sẽ có những cách thức, quy định riêng về việc phát hành loại trái phiếu này nhưng tất cả đều dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế GBP. Trong đó, trái phiếu xanh cần tuân thủ 4 nguyên tắc được quy định trong GBP là: sử dụng tiền thu được, đánh giá và chọn lựa dự án, quản lý tiền thu được và báo cáo về việc sử dụng vốn”. Theo G20 Green Finance (2016): “Trái phiếu xanh được phân biệt với trái phiếu thông thường bởi cam kết sử dụng nguồn vốn huy động để tài trợ hoặc tái cấp vốn cho các dự án hoặc doanh nghiệp xanh. Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi các chủ thể công như chính phủ, chính quyền địa phương hoặc khu vực tư nhân như ngân hàng, doanh nghiệp để tăng vốn cho các dự án gắn liền với môi trường”. Như vậy, trái phiếu xanh được định nghĩa như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch… Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty… Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA, để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần khoản đầu tư lên đến 46.000 tỷ USD. Trong bối cảnh đó đó, trái phiếu xanh được xem như giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển nền kinh tế “sạch” và bền vững. 2. Cơ sở pháp lý cho thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam Trái phiếu xanh là lĩnh vực đầu tư có tiềm năng phát triển rất lớn, thu hút nguồn vốn từ xã hội để thực hiện những dự án xanh. Nhu cầu về nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh hiện không nhỏ, ước tính Việt Nam cần tới 30 tỷ USD và cam kết của Chính phủ thông qua hỗ trợ ngân sách quốc gia là cần thiết. Tại Việt Nam, cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh đã cơ bản được hình thành. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách pháp lý về tăng trưởng xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh: Ngày 12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg về “phê duyệt 565 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, trong đó đã đề đến cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững. Ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1393/QĐ- TTg phê duyệt về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó xác định tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam. Ngày 03/6/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng xanh Thị trường trái phiếu xanh Chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh Cơ chế chính sách phát triển thị trường Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 244 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 163 0 0 -
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh tại Hải Phòng
6 trang 129 0 0 -
14 trang 112 0 0
-
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 95 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 81 0 0 -
Chính sách tín dụng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh
5 trang 72 0 0 -
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 trang 67 0 0 -
Tăng trưởng xanh trong mối quan hệ với phát triển bền vững ở Việt Nam
10 trang 63 0 0 -
Mô hình phát triển đô thị - Nền tảng để đạt mục tiêu phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh
6 trang 42 0 0