Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, tác động và kiến nghị đối với Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, tác động và kiến nghị đối với Việt NamCHÍNH SÁCH THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU, TÁC ĐỘNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 1. Bối cảnh ra đời Cùng với quá trình mở rộng thương mại, đầu tư và sự phát triển của côngnghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số toàn cầu, các hoạt động đầu tư - kinh doanhngày càng trở nên phức tạp, tinh vi, khó quản lý; một số trường hợp đã vượt khỏiphạm vi các quy định quản lý hiện hành. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia pháttriển gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thuế của các công ty, tập đoàn đa quốcgia - vốn có doanh thu hàng tỷ USD trên toàn cầu, nhưng thường chỉ nộp một mứcthuế không tương xứng do các biện pháp trốn, né, gian lận thuế, chuyển giá tinh vi.Điều này là động lực chính làm các quốc gia tìm kiếm sự đồng thuận trên phạm vitoàn cầu về cách thức áp thuế tối thiểu, chống gian lận, chuyển giá và trốn thuế đốivới các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một số nước, đặc biệtlà các nước mới nổi và đang phát triển (trong đó có Việt Nam) tăng cường thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu dựa trên các ưu đãi về thuế, phí, thậm chícòn “cạnh tranh xuống đáy”. Kết quả là, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp(TNDN) danh nghĩa tại các nước trên thế giới liên tục giảm từ mức trung bình40,11% năm 1980 xuống còn trung bình 23,37% năm 2021 (theo khảo sát của TaxFoundation năm 2022, thuế TNDN của Việt Nam hiện nay là 20%). Trong bối cảnhthể chế và thực thi thuế chưa đồng bộ, chưa đầy đủ; chính sách ưu đãi thuế tại cácquốc gia đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia,với nhiều ưu thế về vốn và kinh nghiệm, tận dụng các kẽ hở quản lý để trốn thuếthông qua những hành vi gây xói mòn cơ sở tính thuế hoặc chuyển giá, chuyển lợinhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp (theo OECD, các tập đoànđa quốc gia lẩn tránh khoảng 100 - 240 tỷ USD tiền thuế hằng năm của các quốc giađang phát triển). Trong bối cảnh đó, vào tháng 6/2013, OECD đã khởi xướng và được nguyênthủ các quốc gia G20 (gồm 20 nền kinh tế lớn) thông qua Sáng kiến Chống xói mònCơ sở thuế và Chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting - BEPS) với hainội dung chính: (i) phân chia quyền đánh thuế, thực hiện đánh giá về phân bổ lợinhuận và các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận; (ii) đảm bảo rằng tất cả các doanhnghiệp hoạt động quốc tế phải trả mức thuế tối thiểu. Đến năm 2016, với sự đề xuất 39của OECD/nhóm G20, Hiệp định khung Chính sách Chống xói mòn cơ sở thuế vàchuyển lợi nhuận đã được ký kết, với sự tham gia của 89 quốc gia. Tháng 11/2016, Công ước đa phương thực thi các biện pháp liên quan đếnHiệp định khung chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (viết tắt là MLI),được xây dựng dựa trên Sáng kiến BEPS (Chương trình hành động số 6 về ứng phógian lận thuế), đã được chính thức ký kết giữa hơn 100 quốc gia, bao trùm hơn 1.800hiệp định thuế song phương. Công ước đa phương ra đời nhằm mục đích sửa đổi cáchiệp định song phương hiện hành một cách đồng bộ và hiệu quả đối với Sáng kiếnBEPS mà không phải đàm phán lại từng hiệp định riêng rẽ. Ngày 09/02/2022, ViệtNam đã chính thức trở thành thành viên thứ 100 tham gia Công ước đa phương(MLI). Đến nay, đã có 142 quốc gia là thành viên chính thức của MLI. Ngày 05/6/2021, Bộ trưởng tài chính các nước G7 đạt thỏa thuận về thuếTNDN tối thiểu toàn cầu, ấn định mức tối thiểu là 15%. Ngày 09/7/2021, Bộ trưởngtài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 thống nhất về nguyêntắc 2 Trụ cột: (i) Phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh kỹ thuật số; (ii) thuếTNDN tối thiểu toàn cầu là 15%. Ngày 08/10/2021, OECD ra tuyên bố khung giảipháp hai trụ cột nêu trên. Ngày 16/12/2022, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS (IF)công bố 138 nước đồng thuận (không phản đối) đối với Khung giải pháp 2 trụ cộtnêu trên. Ngày 02/02/2023, OECD đã công bố chi tiết bản hướng dẫn cuối cùng đối vớichính phủ các nước về cách thức đưa thuế TNDN tối thiểu toàn cầu vào các văn bảnluật, trong đó có Quy tắc Chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (Global Anti-BaseErosion - GloBE Rules) tiến gần hơn việc triển khai cải cách thuế vào năm 2024. 2. Nội dung chính của thuế TNDN tối thiểu toàn cầu Chính sách thuế TNDN tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là “thuế tối thiểu toàn cầu”)là nội dung thứ 2 trong 2 trụ cột chính của BEPS, bao gồm các nội dung chính: Thứ nhất, cho phép các quốc gia đánh thuế lợi nhuận từ hàng hóa và dịch vụcủa các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hơn 20 tỷ EUR/năm (khoảng 20,7 tỷUSD/năm) và có tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh thu từ 10% trở lên (mứcgiới hạn doanh thu có thể giảm xuống còn 10 tỷ EUR/năm sau 7 năm kể từ khi BEPScó hiệu lực chính thức). Đổi lại, các quốc gia áp thuế dịch vụ kỹ thuật số (chẳng hạnnhư Pháp và Anh đối với một số tập đoàn như Facebook, Apple, Google…) phải loạibỏ chúng cũng như bất kỳ biện pháp tương tự nào. Theo ước tính, có khoảng 100 tậpđoàn, công ty lớn trên thế giới chịu sự điều chỉnh của trụ cột này. Thứ hai, quy định mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đaquốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu EUR (hay 800 triệu USD) trở lên trong 2năm của 4 năm liền kề gần nhất; với ước tính thu thêm được khoảng 220 tỷ USDdoanh thu thuế toàn cầu hằng năm. Các quốc gia có thể áp dụng ngưỡng thấp hơn750 triệu EUR cho các Tập đoàn đa quốc gia lớn có trụ sở chính tại quốc gia của họ, 40nhưng chỉ cho mục đích áp dụng quy tắc Gộp thu nhập (IIR). Thuế tối thiểu toàn cầuđược xây dựng nhằm ngăn chặn “cuộc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu Thuế thu nhập doanh nghiệp Hoạt động đầu tư kinh doanh Hội nhập quốc tếTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0