Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vực
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 250.69 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích chính sách tôn giáo của Việt Nam trong sự so sánh với Hàn Quốc, một nước có chế độ chính trị khác Việt Nam từ sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng có cấu trúc xã hội, văn hóa và lịch sử tương đồng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vựcNghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 201421NGUYỄN QUANG HƯNG*CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAMTRONG BỐI CẢNH KHU VỰC(Qua so sánh với Hàn Quốc)Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích chính sách tôn giáo của ViệtNam trong sự so sánh với Hàn Quốc, một nước có chế độ chínhtrị khác Việt Nam từ sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng có cấutrúc xã hội, văn hóa và lịch sử tương đồng. So sánh cho thấy khácbiệt trong chính sách tôn giáo của Việt Nam và Hàn Quốc chủyếu do sự khác biệt về thể chế chính trị hai nước. Trong khi ViệtNam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho chính sáchnày, thì Hàn Quốc giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở nhà nướcpháp quyền theo mô hình Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ. Tuy trảiqua những thăng trầm trong quan hệ Nhà nước - Giáo hội tronggiai đoạn 1950-1980, ngay cả hiện tại, xã hội Hàn Quốc vẫn gặpphải một số vấn đề liên quan từ các hiện tượng tôn giáo mới đếnsự cố chìm phà Sewol mới đây. Nhưng về căn bản, từ hơn haithập niên gần đây, Hàn Quốc đã thành công trong việc phát huyvai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, chính sách tôn giáo.1. Dẫn nhậpChính sách tôn giáo của Việt Nam khởi nguồn ngay từ những tuần đầusau Cách mạng Tháng Tám, từ đó đến nay trải qua nhiều giai đoạn thăngtrầm. Trong vài chục năm gần đây, hàng trăm công trình nghiên cứu vềchính sách tôn giáo của Việt Nam nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn,những thành tựu cũng như những bất cập trong ban hành và thực hiệnchính sách đó. Tuy nhiên, người ta không khó nhận ra những khoảngtrống trong nghiên cứu vấn đề. Thứ nhất, tác động của phong trào cộng*PGS.TS., Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội.22Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014sản và công nhân quốc tế đối với chính sách tôn giáo Việt Nam, nhất làgiai đoạn trước năm 19901. Thứ hai, xem xét chính sách đó trong bốicảnh quốc tế và khu vực, nhất là những quốc gia có nhiều điểm tươngđồng về lịch sử và văn hóa với chúng ta2. Thêm vào đó, phương phápluận nghiên cứu trong nhiều công trình cũng có điều phải bàn thêm. Đó làhệ quả của việc nghiên cứu chính sách tôn giáo của Việt Nam khép kínbởi các yếu tố nội tại, ít để tâm tới bối cảnh quốc tế và khu vực, nên dễ cónhận định chưa sát với thực tế. Với việc phân tích chính sách tôn giáo củaViệt Nam trong sự so sánh với Hàn Quốc, bài viết này muốn góp phầnkhắc phục tình trạng nêu trên.2. Tổng quan chính sách tôn giáo của Việt Nam từ năm 1945 đến nayNếu như vấn đề tôn giáo ít được đề cập trong các văn kiện Đảng Cộngsản Đông Dương trước năm 1945, thì tình hình này khác hẳn sau Cáchmạng Tháng Tám. Một ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độclập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Những nhiệm vụcấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định: “Vấnđề thứ ba: (...). Tất cả các công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyềnứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giòng giống (...).Vấn đề thứ sáu: Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồngbào Giáo và đồng bào Lương, để thống trị. Tôi (Hồ Chí Minh) đề nghịChính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”3.Kể từ đó, tuy chính quyền non trẻ phải đối mặt với biết bao vấn đề cấpbách, nhưng hằng năm có hàng chục văn kiện của chính quyền các cấp liênquan tới vấn đề tôn giáo. Điều này cho thấy, vấn đề tôn giáo trở thành mộttrong những vấn đề quan tâm đặc biệt của nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. Tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người tương tựnhư quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Tuyên ngônĐộc lập đề cập, được thể chế hóa, trịnh trọng ghi trong Hiến pháp 1946,một trong những văn bản tiến bộ nhất của nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa về mặt tư tưởng. Đó là thời kỳ tuy phải sống trong khoảnh khắcđêm trước của chiến tranh, bởi chính quyền De Gaulle quyết tâm đưa Phápquay trở lại Đông Dương, nhưng người Việt Nam có quyền mơ về viễncảnh của một xã hội tươi sáng mà vì lý tưởng đó biết bao người sẵn sàng“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nếu chỉ khảo sát thuần túy các văn bảnpháp quy của chính quyền các cấp, nhiều người Việt Nam có thể tự hàođược sinh ra ở một nước có thể chế chính trị - xã hội tiên tiến không thua22Nguyễn Quang Hưng. Chính sách tôn giáo…23kém những quốc gia Âu - Mỹ phát triển nhất cùng thời kỳ! Điều đó chothấy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy còn non trẻ và đang phảiđối mặt với muôn vàn khó khăn trong bối cảnh chính trị trong nước vàquốc tế phức tạp hồi đó, nhưng đã ước vọng đưa dân tộc Việt Nam thoátkhỏi cảnh thuộc địa, tự tin bước vào thế giới văn minh.Tuy nhiên, nếu đánh giá chính sách của chính phủ mà chỉ căn cứ vàovăn bản của chính quyền các cấp thì đó mới chỉ là một phần ba công việc.Bởi vì, nó chẳng khác gì đánh giá một con người mà chỉ căn cứ vàonhững gì người đó nói. Điều quan trọng hơn là phải xem xét những gìngười ta làm, vì dù có nó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vựcNghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 201421NGUYỄN QUANG HƯNG*CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAMTRONG BỐI CẢNH KHU VỰC(Qua so sánh với Hàn Quốc)Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích chính sách tôn giáo của ViệtNam trong sự so sánh với Hàn Quốc, một nước có chế độ chínhtrị khác Việt Nam từ sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng có cấutrúc xã hội, văn hóa và lịch sử tương đồng. So sánh cho thấy khácbiệt trong chính sách tôn giáo của Việt Nam và Hàn Quốc chủyếu do sự khác biệt về thể chế chính trị hai nước. Trong khi ViệtNam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho chính sáchnày, thì Hàn Quốc giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở nhà nướcpháp quyền theo mô hình Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ. Tuy trảiqua những thăng trầm trong quan hệ Nhà nước - Giáo hội tronggiai đoạn 1950-1980, ngay cả hiện tại, xã hội Hàn Quốc vẫn gặpphải một số vấn đề liên quan từ các hiện tượng tôn giáo mới đếnsự cố chìm phà Sewol mới đây. Nhưng về căn bản, từ hơn haithập niên gần đây, Hàn Quốc đã thành công trong việc phát huyvai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, chính sách tôn giáo.1. Dẫn nhậpChính sách tôn giáo của Việt Nam khởi nguồn ngay từ những tuần đầusau Cách mạng Tháng Tám, từ đó đến nay trải qua nhiều giai đoạn thăngtrầm. Trong vài chục năm gần đây, hàng trăm công trình nghiên cứu vềchính sách tôn giáo của Việt Nam nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn,những thành tựu cũng như những bất cập trong ban hành và thực hiệnchính sách đó. Tuy nhiên, người ta không khó nhận ra những khoảngtrống trong nghiên cứu vấn đề. Thứ nhất, tác động của phong trào cộng*PGS.TS., Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội.22Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014sản và công nhân quốc tế đối với chính sách tôn giáo Việt Nam, nhất làgiai đoạn trước năm 19901. Thứ hai, xem xét chính sách đó trong bốicảnh quốc tế và khu vực, nhất là những quốc gia có nhiều điểm tươngđồng về lịch sử và văn hóa với chúng ta2. Thêm vào đó, phương phápluận nghiên cứu trong nhiều công trình cũng có điều phải bàn thêm. Đó làhệ quả của việc nghiên cứu chính sách tôn giáo của Việt Nam khép kínbởi các yếu tố nội tại, ít để tâm tới bối cảnh quốc tế và khu vực, nên dễ cónhận định chưa sát với thực tế. Với việc phân tích chính sách tôn giáo củaViệt Nam trong sự so sánh với Hàn Quốc, bài viết này muốn góp phầnkhắc phục tình trạng nêu trên.2. Tổng quan chính sách tôn giáo của Việt Nam từ năm 1945 đến nayNếu như vấn đề tôn giáo ít được đề cập trong các văn kiện Đảng Cộngsản Đông Dương trước năm 1945, thì tình hình này khác hẳn sau Cáchmạng Tháng Tám. Một ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độclập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Những nhiệm vụcấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định: “Vấnđề thứ ba: (...). Tất cả các công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyềnứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giòng giống (...).Vấn đề thứ sáu: Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồngbào Giáo và đồng bào Lương, để thống trị. Tôi (Hồ Chí Minh) đề nghịChính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”3.Kể từ đó, tuy chính quyền non trẻ phải đối mặt với biết bao vấn đề cấpbách, nhưng hằng năm có hàng chục văn kiện của chính quyền các cấp liênquan tới vấn đề tôn giáo. Điều này cho thấy, vấn đề tôn giáo trở thành mộttrong những vấn đề quan tâm đặc biệt của nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. Tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người tương tựnhư quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Tuyên ngônĐộc lập đề cập, được thể chế hóa, trịnh trọng ghi trong Hiến pháp 1946,một trong những văn bản tiến bộ nhất của nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa về mặt tư tưởng. Đó là thời kỳ tuy phải sống trong khoảnh khắcđêm trước của chiến tranh, bởi chính quyền De Gaulle quyết tâm đưa Phápquay trở lại Đông Dương, nhưng người Việt Nam có quyền mơ về viễncảnh của một xã hội tươi sáng mà vì lý tưởng đó biết bao người sẵn sàng“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nếu chỉ khảo sát thuần túy các văn bảnpháp quy của chính quyền các cấp, nhiều người Việt Nam có thể tự hàođược sinh ra ở một nước có thể chế chính trị - xã hội tiên tiến không thua22Nguyễn Quang Hưng. Chính sách tôn giáo…23kém những quốc gia Âu - Mỹ phát triển nhất cùng thời kỳ! Điều đó chothấy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy còn non trẻ và đang phảiđối mặt với muôn vàn khó khăn trong bối cảnh chính trị trong nước vàquốc tế phức tạp hồi đó, nhưng đã ước vọng đưa dân tộc Việt Nam thoátkhỏi cảnh thuộc địa, tự tin bước vào thế giới văn minh.Tuy nhiên, nếu đánh giá chính sách của chính phủ mà chỉ căn cứ vàovăn bản của chính quyền các cấp thì đó mới chỉ là một phần ba công việc.Bởi vì, nó chẳng khác gì đánh giá một con người mà chỉ căn cứ vàonhững gì người đó nói. Điều quan trọng hơn là phải xem xét những gìngười ta làm, vì dù có nó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tôn giáo Chính sách tôn giáo Việt Nam Chính sách tôn giáo Hàn Quốc Chiến tranh Triều Tiên Nhà nước pháp quyền Thể chế chính trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 350 0 0
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 228 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 157 0 0 -
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 112 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 90 0 0 -
18 trang 84 0 0
-
Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp
5 trang 83 0 0 -
Giáo trình Pháp Luật đại cương: Phần 1 - PGS. TS. Lê Thị Thanh
144 trang 75 0 0 -
26 trang 69 0 0
-
Bài giảng Chính trị: Bài 8 - Lương Hồng Sơn
30 trang 53 0 0 -
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 4 - Trường ĐH Xây dựng
22 trang 49 0 0 -
73 trang 44 1 0
-
Giải bài Các nước Đông Bắc Á SGK Lịch sử 12
3 trang 41 0 0 -
18 trang 41 0 0
-
9 trang 41 0 0
-
Giải bài tập Nhà nước xã hội chủ nghĩa SGK GDCD 11
7 trang 41 0 0 -
17 trang 38 0 0