Danh mục

Chính sách triều Nguyễn - 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách triều Nguyễn:Triều Nguyễn khuyến học ngoại ngữNhững năm đầu thế kỷ XIX, sự giao lưu giữa nước ta với bên ngoài có điều kiện mở rộng không chỉ với các nước trong khu vực như Trung Quốc, các nước Đông Dương, Đông Nam Á mà đã mở rộng sang phương Tây và cả châu Mỹ. Ý thức được tầm quan trọng ngôn ngữ giao tiếp, các ông vua triều Nguyễn đã nhanh chóng ban bố những chủ trương, chính sách về dạy và học các thứ tiếng nước ngoài nhằm xây dựng đội ngũ quan lại biết ngoại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách triều Nguyễn - 1Chính sách triều Nguyễn: Triều Nguyễn khuyến học ngoại ngữNhững năm đầu thế kỷ XIX, sự giao lưu giữa nước ta với bên ngoài có điều kiệnmở rộng không chỉ với các nước trong khu vực như Trung Quốc, các nước ĐôngDương, Đông Nam Á mà đã mở rộng sang phương Tây và cả châu Mỹ. Ý thứcđược tầm quan trọng ngôn ngữ giao tiếp, các ông vua triều Nguyễn đã nhanhchóng ban bố những chủ trương, chính sách về dạy và học các thứ tiếng nướcngoài nhằm xây dựng đội ngũ quan lại biết ngoại ngữ phục vụ công tác giaothương quốc tế.Phát tiền cho học ngoại ngữDưới triều Vua Minh Mạng, việc đào tạo ngoại ngữ được chú ý song song với việcđào tạo hàng ngũ quan văn, quan võ, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Qua lời dụcho Bộ Lễ vào năm 1835, có thể thấy Vua Minh Mạng đã nhận thức tầm quantrọng của người biết tiếng và chữ nước ngoài trong việc giúp nhà nước giao lưuquốc tế.Vua Minh Mạng cho rằng văn tự Tây dương chỉ có 24 chữ cái, hiểu được 24 chữấy thì những chữ khác đều do đấy mà ra, học cũng chẳng khó. Vì vậy, Vua MinhMạng đã chỉ thị cho Bộ Lễ truyền cho các Bộ, Viện và toàn bộ nội các lựa chọncon em các thuộc viên quan kinh doãn, chọn lấy các học trò và nhân dân trong hạttừ 16 tuổi trở xuống, mà có chút tư chất thông minh, thông văn nghĩa kinh sử đểtriều đình hậu cấp cho lương ăn để học tập ngôn ngữ văn tự nước ngoài. Sau khihọc xong mà đạt yêu cầu sẽ được bổ dụng.Vào năm 1838, Vua Minh Mạng đã phê duyệt chương trình đào tạo tiếng nướcngoài với những quy định rất cụ thể cho học trò quán Tứ Dịch học tập văn tựngoại quốc. Khóa trình này ghi rõ: Thanh âm và từ ngữ Tây Dương khó hơn tiếngXiêm, Lào. Do vậy, những người mới học trong 3 tháng, chữ Tây mỗi ngày học 2-3 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 7-8 chữ. Những người đã học hơn 6 tháng: chữTây mỗi ngày 4-5 chữ, thêm lên đến 6-7 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 8-9 chữ,thêm lên đến 11-12 chữ.Triều đình cũng quy định người thông minh thì không câu nệ theo hạn định này.Tổ chức học đi đôi với tổ chức kiểm tra, đánh giá. Cứ 3 tháng một kỳ, một nhânviên Bộ Lễ và một nhân viên nội các sẽ đến nơi học để sát hạch. Người nào thôngminh, chuyên cần thì được thưởng, ai xao lãng, lười biếng, kể cả người dạy lẫnngười học đều phải bị trừng phạt cả.Đối với tiếng Trung Quốc, lời chỉ dụ của Vua Minh Mạng nói r õ: Giao cho Hà Nộichọn 2-3 người nhà Thanh (người Hoa) ở trong tỉnh, thành và lo chọn người là conem của các sĩ dân để dạy và học tiếng Trung Quốc. Tất cả những người này đềuđược cấp tiền lương theo chế độ như sau: thầy giáo lĩnh 1 quan tiền/tháng và 1phương gạo. Triều đình bố trí người thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người học đểhọ nhanh chóng thông thạo ngoại ngữ, có thể dùng vào việc sai phái và phiên dịch.Du học bằng ngân khố triều đìnhSau khi thực dân Pháp xâm lược (1858), việc tiếp xúc với tiếng Pháp, chữ Phápmở rộng hơn trước và đòi hỏi người học phải nâng cao trình độ, triều đình nhàNguyễn đã ban hành quy định và chế độ học tiếng Tây mới. Cụ thể: Người họcchữ Tây, tiếng Tây, hạn học tập mỗi ngày quy định là 10 chữ kể cả tiếng nói. Cứ 3tháng một kỳ, nội các và Bộ Lễ phối hợp sát hạch. Ai đọc thuộc lòng, thông hiểu,chữ viết đúng, ngay ngắn, nhiều đến 100 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng ưu, đượcthưởng 6 quan tiền; nếu được 50 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng trung bình đượcthưởng 4 quan tiền.Người nào học tập trễ nải, không đủ hạn 10 chữ như trước thì phạt đánh 10 roi, cứ10 chữ lại thêm lên một bậc. Kỳ thứ hai, nếu còn thiếu số thì chiểu theo lệ đã quyđịnh để đánh roi, trách phạt và mỗi tháng bị giảm đi một quan về khoản tiền cấpcho ăn học.Tự Đức là ông vua quan tâm đến việc học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Pháp. Ôngcho những việc thông thương buôn bán với nước ngoài, mở cửa, đóng tàu, đúcsúng, học tiếng là cốt yếu. Chế độ học tiếng Tây, chữ Tây dưới thời Tự Đức cónhiều điều thuận lợi hơn trước. Tiêu chuẩn tuyển chọn cũng thông thoáng hơn.Không nhất thiết là cử nhân, tú tài, học trò, thí sinh, khóa sinh, con em các quanviên... Bất kỳ ai thông nghĩa sách, biết chữ, tuổi trên dưới 20 mà tình nguyện đihọc thì đều chuẩn cho đi Hương Cảng, đi sang Tây. Người đi học được cấp tiền lệphí, 5 năm về sát hạch, nếu thành tài thì bổ nhiệm làm quan. Sau này, những viênquan phiên dịch (thông ngôn) này làm tốt công việc được triều đình thăng chức đểkhuyến khích có nhiều người đi học ngoại ngữ hơn.Trong bối cảnh nước ta thời nhà Nguyễn, việc đào tạo những người giỏi ngoại ngữđể giúp cho công việc mở mang bang giao với nước ngoài, là một chính sách đúngđắn.13 đời Vua triều Nguyễn1-Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long): 1802-18192-Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mạng): 1820-18403-Nguyễn Phúc Miên Tông (Thiệu Trị): 1841-18474-Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Tự Ðức): 1848-18835-Nguyễn Phúc Ưng Chân (Dục Ðức): 1883 (3 ngày)6-Nguyễn Phúc Hồng Dật (Hiệp Hòa): 1883 (4 tháng)7-Nguyễn Phúc Ưng Ðăng (Kiến Phúc): 18848-Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: