Danh mục

Chợ truyền thống - ‘nơi chốn' - hiện hữu của người Việt ở đô thị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.07 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chợ truyền thống - ‘nơi chốn’ - hiện hữu của người Việt ở đô thị" cung cấp khung lý thuyết nơi chốn, bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn cho nghiên cứu liên ngành dựa trên nền tảng tư tưởng xã hội kiến tạo kết hợp với các lập trường của hiện tượng học. Sau đó thông qua việc thảo luận ý nghĩa của nơi chốn, tác giả nêu lên các hướng nghiên cứu cũng như các vấn đề phức tạp trong nghiên cứu phát triển chợ truyền thống bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chợ truyền thống - ‘nơi chốn’ - hiện hữu của người Việt ở đô thị RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT CHỢ TRUYỀN THỐNG - ‘NƠI CHỐN’ - HIỆN HỮU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐÔ THỊ Lê Đình Phước * Đỗ Minh Huyền** Tóm tắt: Nơi chốn - một thuật ngữ đã trở nên phổ biến từ những năm 1970 trong nghiên cứu địa lý nhân văn ở các nước phương Tây. Từ đó đến nay, có thể nói đây là một thuật ngữ liên ngành quan trọng bậc nhất trong thế kỷ 21 - thời đại của toàn cầu hóa, phát triển bền vững và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Thông qua quá trình khảo cứu thuật ngữ nơi chốn từ các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà địa lý nhân văn, xã hội học và đô thị học, tác giả muốn thảo luận ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu nơi chốn trong nghiên cứu phát triển chợ truyền thống bền vững ở Việt Nam. Mặc dầu nghiên cứu về chợ truyền thống đã phát triển từ khi nền kinh tế mở cửa với sự góp mặt của các hình thức mậu dịch toàn cầu khác như siêu thị và trung tâm thương mại nhưng qua khảo lượt thuật ngữ nơi chốn đồng hành với việc khảo cứu các nghiên cứu về chợ cũng như chưa thấy được vị thế quan trọng của nơi chốn trong việc duy trì và phát triển bản sắc của chợ truyền thống. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả mong muốn trước hết cung cấp khung lý thuyết nơi chốn, bản sắc nơi chốn và cảm giác nơi chốn cho nghiên cứu liên ngành dựa trên nền tảng tư tưởng xã hội kiến tạo kết hợp với các lập trường của hiện tượng học. Sau đó thông qua việc thảo luận ý nghĩa của nơi chốn, tác giả nêu lên các hướng nghiên cứu cũng như các vấn đề phức tạp trong nghiên cứu phát triển chợ truyền thống bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ khóa: Bản sắc nơi chốn; Chợ truyền thống; Hiện tượng học; Nơi chốn; Xã hội kiến tạo. 1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường Việt Nam. Hội nhập quốc tế dưới sự tác động của các yếu tố như kinh tế thị trường và khoa học công nghệ đã khiến cho cuộc sống của con người có vẻ như ‘dễ thở’ hơn. Hàng loạt các trung tâm thương mại, siêu thị lớn nhỏ, chợ điện tử xuất hiện, giúp giải quyết nhanh gọn nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn tiện ích đó, chợ truyền thống trong lòng các đô thị (gọi vắn tắt là chợ truyền thống) vẫn luôn tồn tại, vẫn đông đúc, không vội vã. Đối * Thạc sỹ, Giảng viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email: Phuocld@hau.edu.vn. ** Thạc sỹ, Giảng viên, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email: Huyenminh86@gmail.com. 287 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG với người Việt, chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa đơn thuần, mà còn mang bản sắc văn hóa đặc trưng của văn hóa dân tộc, chợ gắn liền với cuộc sống, là không gian mua bán kết nối nhiều thành phần trong xã hội. Chợ truyền thống - mang đến cảm xúc quen thuộc nhất, gần gũi - bình dị nhất, luôn tồn tại trong kí ức và cách sống của mỗi người dân Việt. Chợ truyền thống nói chung là tên gọi tập hợp cho nhiều loại chợ khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chợ truyền thống thành hai loại dựa trên nghiên cứu của Maruyama và Trung (2007): chợ chính thống và chợ không chính thống. Chợ chính thống được quy hoạch và xây dựng có quy củ, trên phạm vi nhất định dưới sự đồng ý của chính quyền địa phương, ví dụ chợ Lớn, chợ đầu mối hay các chợ dân sinh theo từng quy mô của điểm dân cư đô thị. Chợ không chính thống: rất đa dạng, bao gồm chợ được xây dựng tự phát không có quy hoạch hoặc cơ chế quản lý thành văn, gắn với nhu cầu của từng địa phương và thường mang đậm bản sắc vùng miền, ví dụ như: chợ ‘cóc’, chợ xanh, chợ Rồng (bán tôm cá), chợ Viềng (Nam Định), chợ Tình khâu vai (Hà Giang), chợ nón (Gò Găng), chợ đan lát (Bình Định), chợ nổi miền Tây, chợ âm phủ (Đà Lạt), chợ chiếu Định Yên (Đồng Tháp) và còn hàng nghìn loại chợ với nhiều tên gọi đặc trưng khác nhau. Mặc dù các chợ hiện đại mang đến cho người ta sự tiện dụng, tiết kiệm quỹ thời gian mua sắm thì nó lại thiếu đi phần ‘hồn’. Phần ‘hồn’ này lại luôn sống trong các chợ truyền thống. ‘Hồn’ trong chợ truyền thống là sự trao đổi giữa người bán kẻ mua, sự trao đổi ở đây không đơn thuần là mua - bán, mà là sự nấn ná trong mỗi câu chuyện, ở trong chợ, đối tượng mua và bán như là hai người bạn. Người đi chợ có khi không phải vì muốn mua, mà đôi khi, là tìm người nói chuyện, giải tỏa cho nhau những áp lực thường ngày, hay chỉ đơn giản là thói quen tìm đến một nơi thân thuộc và gần gũi ngoài nhà. ‘Hồn’ của chợ truyền thống còn là không gian mở gắn bó với đời sống thiên nhiên, khiến người ta khi nghĩ về là có thể thấy được sự nhộn nhịp, hít hà được thứ mùi vị hỗn độn không đâu có được, rất sảng khoái, rất thư giãn, mùi vị đó cứ thế in đậm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. ‘Hồn’ của chợ truyền thống hội tụ đầy đủ các yếu tố của một ‘nơi chốn’ thể hiện sự gắn kết phức tạp giữa con người với môi trường xung quanh. Hồn ở đây là bản sắc của nơi chốn và có được hồn của nơi chốn chốn chính là có cảm giác nơi chốn. Hồn - bản sắc của nơi chốn hay nơi chốn đều là sản phẩm kiến tạo của xã hội, nhưng là một sản phẩm xã hội kiến tạo để nhìn, hiểu và chiêm nghiệm thế giới xung quanh. Sự liên hệ này là lí do bài viết đưa ra nghiên cứu về ý nghĩa của nơi chốn chợ truyền thống ở các đô thị Việt Nam. 2. Khái niệm cơ bản 2.1. Xã hội kiến tạo nơi chốn Trong tập sách ‘Giới thiệu chung về nơi chốn’, Cresswell (2014) đồng ý với quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu khác, cho rằng thuật ngữ nơi chốn đóng vai trò quan trong bậc nhất trọng nghiên cứu liên ngành ở thế kỷ 21. Chính vì có sức ảnh hưởng liên ngành như vậy nên nơi chốn được nhận định là thu ...

Tài liệu được xem nhiều: