Danh mục

Chơi đu - nét đẹp văn hóa dân gian ngày tết xưa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.95 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chơi đu, còn gọi là đánh đu, không chỉ là trò chơi dân gian đơn thuần, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, tính linh thiêng, hàm ẩn ước vọng về cầu mùa màng bội thu, âm dương trời đất giao hòa, giúp con người phối hợp nhịp nhàng, hăng say trong lao động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chơi đu - nét đẹp văn hóa dân gian ngày tết xưa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU CHƠI ĐU - NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN GIAN NGÀY TẾT XƯA NCS. Tạ Thị Thủy* Tóm tắt: Chơi đu, còn gọi là đánh đu, không chỉ là trò chơi dân gian đơnthuần, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, tính linh thiêng, hàm ẩn ước vọng về cầu mùamàng bội thu, âm dương trời đất giao hòa, giúp con người phối hợp nhịp nhàng, hăngsay trong lao động... Chơi đu là phần đặc sắc không thể thiếu trong tết xưa ở các làngquê Việt Nam tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn hóa sôi động dù đời sống nôngnghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. 1. Vài nét về trò chơi đu truyền thống Chơi đu (hay đánh đu theo ngôn ngữ từng địa phương) là trò chơi dân giandành cho người lớn, tập trung hướng tới đối tượng nam nữ thanh niên. Trò chơi nàythường diễn ra trong ngày hội xuân ở các làng quê Việt Nam. Mặc dù chưa có tài liệu cho biết rõ trò chơi đu ra đời vào thời gian nào nhưngđây là trò chơi dân gian khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Khôngnhững người Việt (Kinh), người Mường, người Thái cũng chơi đu trong ngày hội, ngườiThái gọi là “chọng chá pín” tức là đu quay. Cây đu có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 phần chính: - Phần đỉnh (còn gọi là thượng đu), có nhiệm vụ nối hai phần trụ đu với nhau. - Phần trụ, thường là 4 cây tre lớn, chắc chắn, được chôn chặt xuống đất tạo thếbền vững, gặp nhau ở đỉnh đu. - Phần thân, có hình chữ nhật đứng gồm 2 cây tre song song cho người chơibám vào, dưới có bàn đu, dùng để đặt chân. Loại đu này nhiều người cùng chơi được một lúc, tùy thuộc vào độ chắc chắn,to lớn của trụ và thân đu. Các công đoạn dựng đu cần phải được làm thật chắc chắn để cho cây đu có thểchịu đựng được sức nặng của người đu cùng với lực đẩy của quá trình đu. Có làng phảitrồng hai đến ba cây đu trong dịp tết để đáp ứng các trò vui chơi giải trí của các đôi traigái. Thông thường, có một hoặc hai người lên đu (còn gọi là đu đơn và đu đôi), nhưngphổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi. Ở nhiều nơi người ta còn treo giảithưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải nhằm tăng thêm hứng thú. Địa điểm để* Chuyên viên phòng QLKH - HTQT, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 89 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUdựng đu thường là nơi có khả năng tập trung đông người như: trước sân đình, bãi đấttrống đầu làng. Vào mỗi dịp xuân về cũng đồng thời là lúc trên các làng quê cả nước tưng bừngmở hội làng, tổ chức nghi lễ cúng và rước Thành Hoàng làng. Khi phần lễ đã kết thúc,các trò chơi dân gian bắt đầu diễn ra, trong đó trò chơi đu thu hút đông đảo người dântham gia, cổ vũ. Tùy theo phong tục ở mỗi vùng mà sẽ xuất hiện những trò chơi dângian khác nhau. Trò đánh đu diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tậptrung ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chơi đu đã trở thành một nét đặctrưng văn hóa không thể thiếu trong mùa lễ hội ở những địa phương này. Trò chơi đu vào dịp xuân có một số quy định như sau: Về cách chơi: Khi khởi động ban đầu có thể nắm dây chạy lui, rồi nhảy lênnhún người cho đu bay dần cao hơn. Cũng có thể đứng trên dây thò một chân xuống đấtđẩy lấy đà cho dây bắt đầu đung đưa, cũng có thể do người đứng dưới đẩy giúp sức lúcđầu. Khi đu đã bay cao hơn thì càng dễ nhún. Khi đánh đu nếu chỉ là đu một người thìcó thể đứng lên bàn đu hai tay nắm cần đu. Nếu hai người đu thì chân phải đứng so lenhau, hai tay người con gái bám chặt vào tay đu, tay người con trai có thể nắm vào tayđu ở vị trí thấp hơn hoặc cao hơn. Hai người giáp mặt nhua. Khi bắt đầu đu, họ đu là làrồi mới lấy đà bay cao dần. Nếu đã có người đu rồi, người đến sau phải đỡ đu, tức là lựalúc đu gần xuống mặt đất để dừng đu lại. Người đến sau sẽ nhường cho người đến trướcthay phiên. Người chơi muốn thôi đu phải giảm tốc độ, đu thấp xuống để ra hiệu chongười khác giữ đu lại để thay thế. Về luật chơi: Thông thường, ban tổ chức hội thi đu quy định, ai đánh đu đượccao nhất (ví dụ ngang độ cao của xà) là thắng hoặc tính nhiều lần đu cao để cộng điểm.Người thắng sẽ được giải thưởng, thường giải thưởng sẽ được treo ở nơi cao trên câyđu, ai đu cao đến nơi sẽ giật giải. Trong khi đang có người đu, mọi người xem khôngđược đứng gần đường đu, hoặc đụng vào đu làm lệch đường đu gây nguy hiểm cho cảngười đu và người xem. Khi đu người chơi phải giữ được nét mặt tươi tỉnh, tự nhiên, ăný với nhau. Quy định về giải thưởng: Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồngở chiều cao xấp xỉ xà đu. Người chơi phải đu cao để giật cho được chiếc khăn kia.Ngoài việc đu cao họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: