![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 246.80 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày nay, nước Mỹ là một trong những nước ít tham nhũng nhất thế giới. Nhưng có lẽ ít người biết, và thậm chí ngay nhiều người Mỹ cũng quên rằng cách đây một thế kỷ nước Mỹ là một quốc gia vô cùng tham nhũng. Theo nhà sử học Mỹ Robert A. Caro thì cho đến tận cuối những năm 1950, tức là cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, người ta còn thấy nhiều bao tải tiền trôi bồng bềnh trong các tòa nhà thâm nghiêm của Thượng viện Mỹ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài1 Vũ Thành Tự Anh Ngày nay, nước Mỹ là một trong những nước ít tham nhũng nhất thế giới. Nhưng có lẽ ít người biết, và thậm chí ngay nhiều người Mỹ cũng quên rằng cách đây một thế kỷ nước Mỹ là một quốc gia vô cùng tham nhũng. Theo nhà sử học Mỹ Robert A. Caro thì cho đến tận cuối những năm 1950, tức là cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, người ta còn thấy nhiều bao tải tiền trôi bồng bềnh trong các tòa nhà thâm nghiêm của Thượng viện Mỹ. Nếu nước Mỹ đã thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng thì lịch sử nước Mỹ chắc sẽ cung cấp nhiều bài học bổ ích cho các nước đang phát triển. Hồi cuối tháng năm 2004, tại bang Massachusetts (Mỹ), Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Hoa Kỳ (Center for American Political Studies) và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research) đã tổ chức một hội nghị khoa học với tiêu đề “Tham nhũng và cải cách: Những bài học rút ra từ lịch sử của Hoa Kỳ.”2 Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt mối quan hệ giữa quyền lực và tham nhũng; sau đó sẽ điểm lại kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của nước Mỹ và tóm tắt một số bài học cho các nước đang phát triển được rút ra từ hội nghị nói trên. Để bàn về tham nhũng, trước hết chúng ta cần thống nhất với nhau về khái niệm. Xuất phát từ câu nói nổi tiếng của giáo sư sử học của trường Cambridge Lord Acton “Quyền lực thường tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ tha hóa một cách tuyệt đối”, còn tham nhũng là một biểu hiện quan trọng và dễ thấy của sự tha hóa quyền lực, chúng tôi định nghĩa tham nhũng là hành động lợi dụng quyền lực (cả công quyền và tư quyền) với mục đích trục lợi cho cá nhân và phe nhóm. Vì tham nhũng, suy đến cùng, là sự tha hóa của quyền lực nên để diệt trừ tận gốc tham nhũng chỉ có một cách duy nhất là thủ tiêu hoàn toàn quyền lực. Tuy nhiên, việc thủ tiêu quyền lực là điều bất khả thi vì bản thân quyền lực là một trong những cơ sở thiết yếu để tổ chức và quản lý xã hội. Như vậy, tồn tại một mâu thuẫn khách quan giữa yêu cầu của hoạt động chống tham nhũng và của việc tổ chức, vận hành xã hội. Như vậy, chúng ta buộc phải chấp nhận một thực tế là chừng nào quyền lực còn tồn tại mà không bị kiểm soát thì nguy cơ tham nhũng vẫn còn đó. Và nếu như tham nhũng, suy đến cùng, là sự tha hóa của quyền lực, thì quyền lực, đến lượt mình, lại có nguyên nhân sâu xa từ các biện pháp tổ chức và từ hệ thống 1 Bài này được trích đăng trên báo Tuổi Trẻ, số 248/2005 (4560), thứ 4, ngày 26/10/2005 dưới nhan đề “Bẻ gãy mỗi liên kết ma quỷ” (bản điện tử: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=104911&ChannelID=87) 2 “Corruption and Reform: Lessons from America’s History”, Edward L. Glaeser và Claudia Goldin biên tập (2004). Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội. Theo định nghĩa của North, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1993, thì thể chế là một sự tổng hợp hữu cơ của ba thành tố: các quy tắc thành văn (luật), các quy tắc bất thành văn (lệ, tục), và các công cụ, cơ chế để chế tài các quy tắc này.3 Nói một cách khái quát hơn, hệ thống thể chế cấu thành nên “luật chơi chung”, chi phối các mối quan hệ kinh tế và chính trị của một quốc gia. Hệ thống thể chế, được hẫu thuẫn bởi các lực lượng kinh tế, chính trị và xã hội, sẽ quy định việc phân bổ và sử dụng quyền lực trong xã hội và do đó ảnh hưởng tới mức độ và phạm vi những quyền lực này bị lạm dụng. Vì việc phân bổ và sử dụng quyền lực được quy đinh bởi hệ thống thể chế nên để ngăn chặn tham nhũng chúng ta cũng phải xuất phát từ gốc rễ của nó - tức là từ hệ thống thể chế. Đây là bài học đầu tiên và cơ bản nhất rút ra từ kinh nghiệm đấu tranh thành công với tham nhũng ở Mỹ và ở nhiều nước khác. Nguyên tắc này được thể hiện trong một loạt chính sách về tổ chức bộ máy chính trị và công quyền của nước Mỹ. Nhà nước Mỹ được thiết kế để những nhánh quyền lực của nó có khả năng kiểm soát chéo và làm đối trọng của nhau. Khi quyền lực bị kiểm soát và không quá tập trung thì mức độ và phạm vi nó bị lạm dụng chắc chắn sẽ bị kiềm chế. Việc tổ chức quốc hội lưỡng viện và nhà nước tam quyền phân lập ở Mỹ là những vận dụng cụ thể của nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực.4 Sự trong sạch và ý chí kiên quyết chống tham nhũng của các nhà lãnh đạo nhà nước tối cao là điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống tham nhũng. Từ năm 1901 cho tới 1917, dưới thời của ba vị tổng thống liêm khiết là Roosevelt, Taft, và Wilson, nước Mỹ chứng kiến nhiều cuộc cải cách về hành chính và tư pháp với mục đích chính là để giảm tham nhũng của hệ thống công quyền. Tuy nhiên, lịch sử của nước Mỹ cũng cho thấy rằng không phải bao giờ người dân cũng có thể đặt niềm tin trọn vẹn vào sự trong sạch của những nhà lãnh đạo tối cao của đất nước. Tên tuổi của hai vị tổng thống Mỹ, Ulysses Grant và Warren Harding mãi mãi bị hoen ố bởi những vụ tai tiếng liên quan tới Crédit Mobilier và Teapot Dome. Vì vậy, ngay cả những vị trí cao nhất trong hệ thống công quyền cũng phải được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, mà cụ thể là hệ thống tư pháp và các cơ quan đặc trách chống tham 3 Douglass C. North, “Institutions, Institutional Change and Economic Performance”, Cambridge University Press, 1990. 4 Trong kinh tế, một doanh nghiệp độc quyền sẽ tìm mọi cách nâng giá bán hoặc hạn chế sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận, và hành động này ảnh hưởng nghiêm trọng tới phúc lợi của người tiêu dùng. Nhưng khi doanh nghiệp này bị đặt trong tình thế phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì quyền lực của nó sẽ bị kiềm chế một cách đáng kể mà chưa cần tới sự can thiệp của nhà nước. Cạnh tranh luôn là một vũ khí sắc bén trong việc đẩy lùi tham nhũng trong các hoạt động kinh tế. Vũ Thành Tự Anh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài1 Vũ Thành Tự Anh Ngày nay, nước Mỹ là một trong những nước ít tham nhũng nhất thế giới. Nhưng có lẽ ít người biết, và thậm chí ngay nhiều người Mỹ cũng quên rằng cách đây một thế kỷ nước Mỹ là một quốc gia vô cùng tham nhũng. Theo nhà sử học Mỹ Robert A. Caro thì cho đến tận cuối những năm 1950, tức là cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, người ta còn thấy nhiều bao tải tiền trôi bồng bềnh trong các tòa nhà thâm nghiêm của Thượng viện Mỹ. Nếu nước Mỹ đã thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng thì lịch sử nước Mỹ chắc sẽ cung cấp nhiều bài học bổ ích cho các nước đang phát triển. Hồi cuối tháng năm 2004, tại bang Massachusetts (Mỹ), Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Hoa Kỳ (Center for American Political Studies) và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research) đã tổ chức một hội nghị khoa học với tiêu đề “Tham nhũng và cải cách: Những bài học rút ra từ lịch sử của Hoa Kỳ.”2 Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt mối quan hệ giữa quyền lực và tham nhũng; sau đó sẽ điểm lại kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của nước Mỹ và tóm tắt một số bài học cho các nước đang phát triển được rút ra từ hội nghị nói trên. Để bàn về tham nhũng, trước hết chúng ta cần thống nhất với nhau về khái niệm. Xuất phát từ câu nói nổi tiếng của giáo sư sử học của trường Cambridge Lord Acton “Quyền lực thường tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ tha hóa một cách tuyệt đối”, còn tham nhũng là một biểu hiện quan trọng và dễ thấy của sự tha hóa quyền lực, chúng tôi định nghĩa tham nhũng là hành động lợi dụng quyền lực (cả công quyền và tư quyền) với mục đích trục lợi cho cá nhân và phe nhóm. Vì tham nhũng, suy đến cùng, là sự tha hóa của quyền lực nên để diệt trừ tận gốc tham nhũng chỉ có một cách duy nhất là thủ tiêu hoàn toàn quyền lực. Tuy nhiên, việc thủ tiêu quyền lực là điều bất khả thi vì bản thân quyền lực là một trong những cơ sở thiết yếu để tổ chức và quản lý xã hội. Như vậy, tồn tại một mâu thuẫn khách quan giữa yêu cầu của hoạt động chống tham nhũng và của việc tổ chức, vận hành xã hội. Như vậy, chúng ta buộc phải chấp nhận một thực tế là chừng nào quyền lực còn tồn tại mà không bị kiểm soát thì nguy cơ tham nhũng vẫn còn đó. Và nếu như tham nhũng, suy đến cùng, là sự tha hóa của quyền lực, thì quyền lực, đến lượt mình, lại có nguyên nhân sâu xa từ các biện pháp tổ chức và từ hệ thống 1 Bài này được trích đăng trên báo Tuổi Trẻ, số 248/2005 (4560), thứ 4, ngày 26/10/2005 dưới nhan đề “Bẻ gãy mỗi liên kết ma quỷ” (bản điện tử: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=104911&ChannelID=87) 2 “Corruption and Reform: Lessons from America’s History”, Edward L. Glaeser và Claudia Goldin biên tập (2004). Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, và xã hội. Theo định nghĩa của North, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1993, thì thể chế là một sự tổng hợp hữu cơ của ba thành tố: các quy tắc thành văn (luật), các quy tắc bất thành văn (lệ, tục), và các công cụ, cơ chế để chế tài các quy tắc này.3 Nói một cách khái quát hơn, hệ thống thể chế cấu thành nên “luật chơi chung”, chi phối các mối quan hệ kinh tế và chính trị của một quốc gia. Hệ thống thể chế, được hẫu thuẫn bởi các lực lượng kinh tế, chính trị và xã hội, sẽ quy định việc phân bổ và sử dụng quyền lực trong xã hội và do đó ảnh hưởng tới mức độ và phạm vi những quyền lực này bị lạm dụng. Vì việc phân bổ và sử dụng quyền lực được quy đinh bởi hệ thống thể chế nên để ngăn chặn tham nhũng chúng ta cũng phải xuất phát từ gốc rễ của nó - tức là từ hệ thống thể chế. Đây là bài học đầu tiên và cơ bản nhất rút ra từ kinh nghiệm đấu tranh thành công với tham nhũng ở Mỹ và ở nhiều nước khác. Nguyên tắc này được thể hiện trong một loạt chính sách về tổ chức bộ máy chính trị và công quyền của nước Mỹ. Nhà nước Mỹ được thiết kế để những nhánh quyền lực của nó có khả năng kiểm soát chéo và làm đối trọng của nhau. Khi quyền lực bị kiểm soát và không quá tập trung thì mức độ và phạm vi nó bị lạm dụng chắc chắn sẽ bị kiềm chế. Việc tổ chức quốc hội lưỡng viện và nhà nước tam quyền phân lập ở Mỹ là những vận dụng cụ thể của nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực.4 Sự trong sạch và ý chí kiên quyết chống tham nhũng của các nhà lãnh đạo nhà nước tối cao là điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống tham nhũng. Từ năm 1901 cho tới 1917, dưới thời của ba vị tổng thống liêm khiết là Roosevelt, Taft, và Wilson, nước Mỹ chứng kiến nhiều cuộc cải cách về hành chính và tư pháp với mục đích chính là để giảm tham nhũng của hệ thống công quyền. Tuy nhiên, lịch sử của nước Mỹ cũng cho thấy rằng không phải bao giờ người dân cũng có thể đặt niềm tin trọn vẹn vào sự trong sạch của những nhà lãnh đạo tối cao của đất nước. Tên tuổi của hai vị tổng thống Mỹ, Ulysses Grant và Warren Harding mãi mãi bị hoen ố bởi những vụ tai tiếng liên quan tới Crédit Mobilier và Teapot Dome. Vì vậy, ngay cả những vị trí cao nhất trong hệ thống công quyền cũng phải được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, mà cụ thể là hệ thống tư pháp và các cơ quan đặc trách chống tham 3 Douglass C. North, “Institutions, Institutional Change and Economic Performance”, Cambridge University Press, 1990. 4 Trong kinh tế, một doanh nghiệp độc quyền sẽ tìm mọi cách nâng giá bán hoặc hạn chế sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận, và hành động này ảnh hưởng nghiêm trọng tới phúc lợi của người tiêu dùng. Nhưng khi doanh nghiệp này bị đặt trong tình thế phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì quyền lực của nó sẽ bị kiềm chế một cách đáng kể mà chưa cần tới sự can thiệp của nhà nước. Cạnh tranh luôn là một vũ khí sắc bén trong việc đẩy lùi tham nhũng trong các hoạt động kinh tế. Vũ Thành Tự Anh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chống tham nhũng bài viết về tham nhũng kinh nghiệm chống tham nhũng kinh tế chính trị. quản lý xã hộiTài liệu liên quan:
-
85 trang 93 0 0
-
Văn bản Luật phòng chống tham nhũng
29 trang 56 0 0 -
10 trang 38 0 0
-
Phòng, chống tham nhũng - Sổ tay công tác: Phần 1
105 trang 33 0 0 -
Kinh nghiệm từ sách lược phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc
9 trang 29 0 0 -
27 trang 28 0 0
-
Tìm hiểu về phòng chống tham nhũng: Phần 2
23 trang 28 0 0 -
Đề tài: THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
11 trang 27 0 0 -
Phòng, chống tham nhũng - Sổ tay công tác: Phần 2
60 trang 27 0 0 -
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại
230 trang 27 0 0