Danh mục

Chủ đề 2: Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: doc      Dung lượng: 157.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về văn hóa tộc người, văn hóa các tộc người ở Việt Nam; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các tộc người trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Làm cơ sở cho học tập, nghiên cứu tại trường, cũng như quá trình thực hành công tác sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chủ đề 2: Văn hóa các dân tộc Việt Nam 1 Chủ đề 6: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM A.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trang bị  cho người học những kiến thức cần thiết về  văn hóa tộc người,  văn hóa các tộc người  ở  Việt Nam; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy  các giá trị văn hóa tốt đẹp của các tộc người trong cộng đồng quốc gia dân tộc  Việt Nam. Làm cơ  sở  cho học tập, nghiên cứu tại trường, cũng như  quá trình  thực hành công tác sau này. B. NỘI DUNG I. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI. II. VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM. III. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN  HÓA CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. C. THỜI GIAN: 4 tiết D. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ­ Thuyết trình, nêu ví dụ chứng minh, diễn giải, pháp vấn ­ Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có) E. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Dân tộc hoc, Nxb QĐND. H 2001 Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục. H 1997 Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD, H 1998 Đặng Ngiêm Vạn, Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Nxb GD, H 2009 2 VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI 1. Khái niệm. * Văn hóa và văn hóa tộc người. Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả  của sự tiến hóa nhân loại.  Không có văn hóa ngoài xã hội loài người và cũng không có loài người không có  văn hóa. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và  khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu  về khái niệm văn hóa đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Do vị trí của Văn hóa trong cuộc sống, nên Văn hóa được nhiều người quan  tâm nghiên cứu và đưa ra hàng trăm định nghĩa về Văn hóa. Dưới góc độ Dân tộc  học, ý kiến được nhiều tác giả trích dẫn tham khảo là của E.B.Tylor (1832 – 1917,  người Anh) trong tác phẩm “ Văn hóa nguyên thủy – 1871”: “  Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ  dân tộc học được xem là tổng thể   phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ  thuật, các quy tắc đạo đức, luật   lệ, phong tục và bất cứ kỹ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động   vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học ”. ­ Ưu điểm: + Chỉ rõ văn hóa do con người tạo nên và phải học chứ không phải do tiến   hóa hay một lực lượng siêu nhiên nào mang đến cho con người. + Đóng vai trò bước ngoặt trong ngành nhân học hiện đại, đưa Nhân học –   dân tộc học lên một bước phát triển mới: chỉ ra rằng con người là chủ thể sáng  tạo ra văn hóa, thay vì những giải thích mang tính thần học hay sinh học. ­ Hạn chế:  + Chưa phân biệt được Văn hóa với văn minh. + Chưa nêu được cụ  thể  Văn hóa và văn minh có bao gồm toàn bộ  các tri  thức văn hóa vật chất, tinh thần, và xã hội hay không. 3 + Chưa khẳng định được Văn hóa chỉ  tồn tại  ở  xã hội loài người hay còn  tồn tại ở những loài động vật khác. Tuy còn những hạn chế, đây vẫn được xem là định nghĩa khoa học đầu tiên   về  Văn hóa. Từ  đó, đối tượng Văn hóa được nhiều tác giả  nghiên cứu dưới  nhiều góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau, rộng hẹp khác nhau, nên có   đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa.  Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách “Culture, a   critical review of concept and definitions” (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê   phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định   nghĩa về  văn hóa do các nhà khoa học đưa ra  ở  nhiều nước khác nhau. Điều   này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp. Đối với ngành Dân tộc học Việt Nam, đa số các nhà nghiên cứu đều đi đến  thống nhất, Văn hóa thường được hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa hẹp (Trường chinh trong tác phẩm: Chủ  nghĩa Mác và văn hóa  Việt Nam): “Văn hóa là một vấn đề  rất lớn, bao gồm cả  văn học, nghệ  thuật,   khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo…” nghĩa là văn hóa tinh thần. Theo nghĩa đầy đủ (như cách hiểu của Hồ Chí Minh): “ Vì lẽ sinh tồn cũng   như  mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn   ngữ, chữ  viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ  thuật,   những công cụ  cho sinh hoạt hằng ngày về  ăn, mặc,  ở  và các phương tiện sử   dụng. toàn bộ  những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa  ”. Như  vậy văn  hóa sẽ bao gồm toàn bộ toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra,   bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Định nghĩa thứ hai này đáp ứng với đối tượng của ngành Dân tộc học. Thuật ngữ văn hóa mà chúng ta thường dùng không phải xuất phát từ thuật ngữ Văn hóa của Trung Hoa   cổ xưa, mà xuất phát từ thuật ngữ la­tinh cultura, nghĩa gốc là trồng trọt. Năm 45 tr.CN Cicéron một chính trị gia  nổi tiếng, trong tác phẩm Les Tusculanes mở rộng nội dung văn hóa theo hai nghĩa: 1. Vẫn dùng theo nghĩa đen là trồng trọt các loài  ...

Tài liệu được xem nhiều: