Chữ 'tâm' (Phật giáo) trong tiểu thuyết Tây Du Ký
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chữ “tâm” (Phật giáo) trong tiểu thuyết Tây Du Ký TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 CHỮ “TÂM” (PHẬT GIÁO) TRONG TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ Trịnh Đình Hà1 TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của chữ “Tâm” (Phật giáo), bài viết trình bày kết quảnghiên cứu sự biểu hiện của chữ “Tâm” (Phật giáo) trong “Tây du ký” trên hai phươngdiện: Chân tâm - Vọng tâm, và các tướng trạng của Tâm. Từ đó, rút ra kết luận chính:“Tây du ký” biểu hiện cuộc đấu tranh giữa Chân tâm và Vọng tâm, và biểu hiện các tướngtrạng của Tâm (Phật giáo). Do đó, từ các thuật ngữ đến hình ảnh, biểu tượng, cốt truyện,nhân vật… liên quan đều được vận dụng một cách uyển chuyển, biến hóa, tạo nên nhữnghình tượng vừa lạ lùng vừa gần gũi, vừa lãng mạn vừa hiện thực. Từ khóa: Tây du ký, Tâm, Phật giáo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một bộ tiểu thuyết thần thoại, không phải sách tôngiáo. Nhưng một tác phẩm dựa trên câu chuyện một nhân vật lịch sử Phật giáo tất nhiênkhông thể không chịu ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa Phật giáo, trong đó có quan niệm về“Tâm”. Chữ “Tâm” trong Tây du ký từng được các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề cập đếntrong một số bài viết được in trong sách Tập san nghiên cứu văn hóa Tây du ký: “Bàn vềTâm học Dương Minh với lịch trình con đường tâm của Tây du ký” (Phan Phú Ân), “Bànvề chủ đề thuyết tâm tính Tây du ký” (Phùng Xảo Anh), “Tu tâm. Luyện tính. Ngộ không.Chính tâm. Trừng tâm. Vô tâm” (Phan Thận - Vương Hiểu Lung) [27]. Tuy các bài viếtđều đề cập đến chữ “Tâm” nhưng không phải là “Tâm” trong quan niệm Phật giáo, mà chủyếu trình bày khái quát lịch sử tư tưởng Trung Quốc, sự giao thoa ảnh hưởng của ba nhàNho - Đạo - Phật, rồi căn cứ vào thi từ, vận văn, hồi mục để nhấn mạnh ảnh hưởng thuyếtTâm học của Dương Minh (Nho giáo) đối với Ngô Thừa Ân và xem Tây du ký như loạisách thuyết minh, truyền bá tư tưởng, chưa thực sự đi sâu khám phá hình tượng. Ở bài viếtnày, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu biểu hiện của chữ “Tâm” (Phật giáo) trong Tây du kýtừ góc độ hình tượng văn học, trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của chữ “Tâm” này, nhằm làmsáng tỏ hơn sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với thành tựu nghệ thuật của bộ tiểuthuyết nổi tiếng này. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghĩa của chữ “Tâm” (Phật giáo) “Tâm”, theo Từ điển văn hóa Phật giáo, “nghĩa rộng chỉ tất cả hiện tượng tinh thần.Lại là biệt danh của thức thứ tám Pháp tướng tông A-lại-da-thức. Chỉ nơi tập hợp các loại1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, có thể chứa đựng những hạt mầm khiến nó sẽ vĩnh viễnkhông bị mất đi hoặc bị phá hoại. Cũng có khi mở rộng chỉ Thức” [26, tr.314]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích: “Tâm (心, sa. citta, hṛdaya, vijñāna), làmột thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa: 1. Tâm được xem đồng nghĩa vớiMạt-na (sa. manas, thức suy nghĩ phân biệt) và Thức (sa. vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinhhoạt và hiện tượng của tâm trí. 2. Trong luận A-tì-đạt-ma-câu-xá, tâm được xem như mộtthể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện. 3. Trong Duy thức tông, tâm đượcxem là A-lại-da-thức (sa. ālayavijñāna, còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọihiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, toàn bộ vũ trụ này chính là “tâm thanh tịnh”.Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là “vô thuỷ vô minh”, vô minh nguyên thuỷ củaPhật tính và là thật tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên” [22]. Cũng theo Báchkhoa toàn thư mở Wikipedia: “A-lại-da thức (阿賴耶識, sa. ālayavijñāna) là thuật ngữphiên âm, dịch ý là Tạng thức (藏識). Là một khái niệm quan trọng của Duy thức tông (sa.vijñānavāda), một trong hai nhánh chính của Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna). Trongtrường phái này, thuyết về A-lại-da thức nói về 8 thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức,Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức. A-lại-da thức được xem là thứccăn bản của mọi hiện tượng, nên còn gọi là Hàm tàng thức. Thức này chứa đựng mọi sựtrải nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần” [1]. Nói đến Tâm (Phật giáo) không thể không nói đến Bát Nhã ba-la-mật-đa tâm kinh(còn gọi là Bát nhã tâm kinh hay Tâm kinh) “là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ củaPhật giáo Đại thừa và Thiền tông”. Trong đó, có đoạn dẫn lời Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lờiTôn giả Xá-lợi-phất, được trích dẫn nhiều trong các văn bản khác nhau bàn về Phật giáo:“Này Xá-lợi-phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp làđến cả năm uẩn cũng đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết Tây Du Ký Chữ Tâm trong quan niệm của Phật giáo Các tướng trạng của Tâm trong Tây du ký Văn hóa Phật giáo Quan niệm về chữ TâmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Biểu hiện của văn hóa Huế và Việt Nam qua một số sản phẩm lưu niệm ở Huế
11 trang 26 0 0 -
Giáo hội Phật giáo Việt Nam với hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
6 trang 24 0 0 -
Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 339
68 trang 22 0 0 -
Nhận định giá trị kiến trúc chùa Quốc Ân – Huế
6 trang 21 0 0 -
Tiểu thuyết - Tây du ký (Tập 3): Phần 2
434 trang 19 0 0 -
192 trang 19 0 0
-
Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam
6 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu về bình đẳng giới và văn hóa Ấn Độ cổ đại
17 trang 18 0 0 -
Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 342
68 trang 17 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh
27 trang 17 0 0 -
Phong cách trang trí trên chuông đồng thời Chúa Nguyễn tại Cố đô Huế
7 trang 16 0 0 -
106 trang 15 0 0
-
Về tính đa chủ nghĩa của tiểu thuyết Tây du kí
9 trang 15 0 0 -
Vị trí của Phật giáo trong tiến trình văn hóa Thăng Long- Hà Nội
6 trang 15 0 0 -
Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 336
68 trang 15 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Chùa Bái Đính - Tiềm năng du lịch của Ninh Bình
123 trang 14 0 0 -
Sáng tác Hồ Anh Thái – từ góc nhìn văn hóa Phật giáo
12 trang 14 0 0 -
Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 341
68 trang 14 0 0 -
Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 340
68 trang 14 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh
27 trang 14 0 0